Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Đàm phán lương – “Win – Win” không quá khó!

Bạn đã vượt qua các vòng phỏng vấn đầy thử thách, chỉ cần vượt qua một chướng ngại vật nữa bạn sẽ đạt được công việc mơ ước: đó chính là vòng đàm phán lương. Đây là giây phút quyết định cho tương lai của bạn, vì vậy bạn phải thật tự tin chứng minh mình xứng đáng với công việc này và với mức lương cao nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc lợi ích của nhà tuyển dụng (NTD) trong cuộc đàm phán.  Một kết quả “Win – Win” cho cả bạn và NTD sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho công việc mới.
Thông thường NTD sẽ hỏi bạn về mức lương mà bạn mong muốn trước. Để có được mức lương cao nhất, bạn nên tự tin đưa ra mức lương cao nhất mà bạn nghĩ NTD có thể trả dựa trên những thông tin mà bạn đã thu thập được. NTD sẽ không trả cho bạn mức lương cao hơn giá trị của chính bạn. Vì vậy, nếu bạn mong muốn mức lương trong khoảng 6-8 triệu một tháng, hãy mạnh dạn đưa ra con số 8 triệu ngay từ đầu. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

 

Trường hợp 1
NTD sẽ đồng ý với mức lương mà bạn đưa ra. Trường hợp này quá hoàn hảo vì cả 2 bên đều đạt được điều mình mong muốn ngay trong bước thảo luận đầu tiên.

Trường hợp 2
NTD sẽ đưa ra một mức thấp hơn mức mà bạn đã đưa ra nhưng vẫn nằm trong giới hạn mong muốn của bạn (ví dụ là 7 triệu). Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể “hạ giá” xuống 7 triệu để vừa làm NTD hài lòng vừa đạt được mức lương trong khoảng mong muốn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần nói rõ lý do tại sao bạn chấp nhận mức lương thấp hơn. Đó có thể là vì môi trường làm việc chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội học hỏi thăng tiến. Hay vì bạn thật sự rất yêu thích công việc này và thấy rằng đây là cơ hội để bạn đóng góp và phát triển bản thân lâu dài. Hãy đưa ra lý do dựa trên mục tiêu nghề nghiệp của bạn và những thông tin mà bạn đã thu thập trước đó về môi trường làm việc, chính sách phúc lợi, phụ cấp, cơ hội học hỏi, thăng tiến. NTD sẽ thấy rằng bạn có sự suy nghĩ thấu đáo và cân nhắc kỹ càng cho sự nghiệp lâu dài của mình, bạn không vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua những cơ hội thực sự dành cho bạn.

Trường hợp 3
NTD sẽ đưa ra một mức lương thấp hơn mức mà bạn mong đợi và nằm dưới cả giới hạn thấp nhất trong khoảng mà bạn mong muốn (ví dụ là 5 triệu). Trong trường hợp bạn thật sự yêu thích công việc này, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi tại sao NTD lại đưa ra mức lương thấp hơn so với mức bạn đã tìm hiểu. Dựa vào câu trả lời của NTD, bạn có thể thương lượng để đi đến một kết quả có lợi cho cả đôi bên:
•    Mức lương đưa ra là do vị trí: Đây có thể là mức cao nhất NTD có thể trả cho bạn trong vị trí này. Nếu bạn tin mình có thể đảm nhận nhiều công việc hơn, đóng góp nhiều hơn cho công ty và phù hợp với vị trí cao hơn, hãy hỏi NTD về việc thay đổi vị trí công việc dành cho bạn.
•    Mức lương đưa ra dựa vào kinh nghiệm của bạn trong vị trí này: Có thể NTD chưa nhận thấy bạn có nhiều kinh nghiệm trong vị trí này hoặc vẫn còn thiếu một số kỹ năng cần thiết.  Đây là một trường hợp khó và có thể đòi hỏi bạn quay lại những bước đầu tiên để chứng minh và thuyết phục NTD thấy được khả năng đáp ứng của mình cho vị trí này tốt như thế nào.
•    Mức lương chỉ có thể tăng dựa trên thành tích: Mặc dù khả năng và kinh nghiệm của bạn thể hiện trên hồ sơ rất tốt, nhưng NTD cần thấy rõ kết quả công việc thực tế đối với vị trí này trước khi quyết định trả cho bạn mức lương cao hơn. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu được xem xét lại lương sau khi thử việc, và sau đó tận dụng thời gian thử việc để chứng tỏ khả năng của mình.
Ai cũng mong muốn có được một mức lương cao, tuy nhiên cũng đừng chỉ chú tâm đến lợi ích của mình mà quên đi lợi ích của NTD - chữ win thứ 2 trong kết quả “win-win”. Bạn cần đàm phán sao cho khi kết thúc cuộc đàm phán, không chỉ bản thân bạn cảm thấy vui vẻ để bắt đầu công việc mới, mà NTD cũng hài lòng khi họ đã tuyển được bạn. Để giúp NTD cảm thấy hài lòng, bạn cần chú ý những điểm sau:
•      Thể hiện cho NTD thấy mục tiêu của bạn là có một mức lương hợp lý nhất dựa vào khả năng đóng góp của bạn cho công ty, chứ không phải trả giá để có được mức lương cao nhất có thể cho bản thân mình ngay tại thời điểm đó.
•      Thể hiện cho NTD thấy lương là một yếu tố rất quan trọng, nhưng không phải là quan trọng nhất trong quyết định của bạn khi gia nhập công ty. Để thể hiện điều này, bạn cần cho NTD thấy được đam mê và sự hào hứng của mình dành cho công ty và công việc mà bạn đang ứng tuyển ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên, đồng thời không ngần ngại chia sẻ thắc mắc của mình về con đường sự nghiệp và cơ hội phát triển lâu dài tại công ty trong vị trí này trong quá trình đàm phán.
Chúc bạn đạt được mức lương mong muốn!

Lê Hải Quỳnh
Assistant HR Manager
VietnamWorks - Navigos Group

Thương hiệu - Không chỉ dành cho sản phẩm

Có bao giờ bạn tự hỏi – nếu phải làm một chương trình marketing cho chính mình, bạn sẽ giới thiệu điểm gì?
Ở công ty tôi có một anh chàng với nickname là “Can-Do” (làm được). Can-Do là một anh chàng trong bộ phận phát triển sản phẩm, lúc nào cũng có suy nghĩ tích cực. Mỗi khi đối mặt với một khó khăn, điều đầu tiên anh chàng sẽ nghĩ đến là “làm thế nào để giải quyết vấn đề này”, chứ không phải là “ai gây ra sự lộn xộn này?” Giải pháp của Can-Do không phải lúc nào cũng tối ưu, nhưng tôi hài lòng về thái độ tích cực của anh chàng. Rõ ràng, nếu ai đó hỏi tôi “Can-Do là người như thế nào?” tôi chẳng ngần ngại trả lời “anh chàng đó lúc nào cũng ‘can-do’.”
Còn bạn thì sao? Thương hiệu cá nhân của bạn là gì? Và làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân?

1.    Điểm khác biệt
Giá trị bạn đem đến cho người khác là gì? Những gì bạn đang làm mà người khác không làm được? Điều gì làm bạn thấy tự hào về bản thân? Đó chính là những yếu tố tạo nên sự khác biệt.



Đừng nghĩ rằng chỉ khi có một chức danh lớn, một vị trí cao thì bạn mới đem lại giá trị cho người khác.
Một bạn trong nhóm của tôi phụ trách công việc kiểm tra các hợp đồng hợp tác và thanh toán cho đối tác và nhà cung cấp. Tôi gọi bạn là “Tỉ-Mỉ”. Tôi ấn tượng với cách Tỉ-Mỉ kiểm tra tỉ mỉ từng điều khoản của hợp đồng, nêu ra những điểm chưa thỏa đáng và đề nghị thêm vào những điều khoản phù hợp để làm cho hợp đồng chặt chẽ hơn. Tỉ-Mỉ làm tốt công việc những người khác không làm được. Đó chính là cách Tỉ-Mỉ tạo nên sự khác biệt. Và Tỉ-Mỉ tự hào về giá trị của chính mình.

2.    Thông điệp thương hiệu
Với những điểm khác biệt, bạn muốn người khác nhắc đến mình như thế nào? Đi đầu với những ý tưởng mới? Khả năng diễn thuyết và truyền cảm hứng? Khả năng lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng rộng? Hãy viết ra những từ mà bạn muốn người khác nhớ đến mình, sau đó đưa ra một câu hoàn chỉnh – đó chính là thông điệp về thương hiệu của bạn.
Một ví dụ cho thông điệp thương hiệu cá nhân - “Tôi luôn tìm kiếm những cách thức để phát triển sản phẩm hiệu quả nhất. Những sản phẩm của tôi luôn đơn giản và dễ sử dụng, giúp mọi người tiết kiệm thời gian tối đa nhưng vẫn đạt hiệu quả tối ưu.”

3.    Xây dựng niềm tin
Để người khác tin bạn, tin vào thông điệp thương hiệu của bạn, trước hết bạn phải trung thực với chính mình, hiểu rõ năng lực và phẩm chất của mình.
Hành động của bạn (cho dù nhỏ nhất) phải luôn nhất quán với thông điệp. Chẳng hạn bạn muốn được nhớ đến như là một diễn giả có duyên và hài hước, những câu chuyện của bạn phải làm khán giả cười thoải mái. Cách bạn trò chuyện, ứng xử, trả lời điện thoại, hay email cũng phải mang đến cảm giác “duyên và hài hước”.

4.    Phong cách riêng
Trong quản lý thương hiệu, hình thức sản phẩm là một trong những yếu tố để chúng ta nhận diện một thương hiệu. Vậy thì, để người khác nhận diện được thương hiệu của mình, bạn phải có phong cách riêng, làm nổi bật giá trị cốt lõi của thương-hiệu-bạn.
Để tạo được phong cách riêng, bạn phải nghiêm khắc với chính mình, vì sẽ có những lúc bạn cảm thấy sự gò bó khi phải đi theo khuôn khổ do chính mình đặt ra. Phong cách riêng của bạn thể hiện qua trang phục, cách nói năng, cách giải quyết vấn đề, hay thậm chí là cách giao tiếp qua điện thoại, email hay cách bạn xuất hiện trước mọi người.
Ngoài ra, bạn cũng phải để ý cách mình thể hiện trên những trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay trên blog cá nhân. Hãy quan sát những người nổi tiếng như Brian Tracy hay John C. Maxwell làm gì trên Facebook, bạn sẽ thấy phong cách riêng của họ. Mục đích cuối cùng là tạo thiện cảm và ấn tượng với những người xung quanh, làm cho họ phải nhớ đến giá trị của bạn.

5.    Giới thiệu thương hiệu
Bạn có giá trị của riêng mình, nhưng bạn không biết cách lan tỏa giá trị của mình, thì mức độ nhận biết thương hiệu bạn sẽ thấp. Một thương hiệu ít người biết đến thì giá trị thương hiệu sẽ thấp. Hãy nhớ rằng, giá trị thương hiệu của bạn càng cao, con đường sự nghiệp của bạn càng thuận lợi.
Vậy phải làm thế nào để giới thiệu thương-hiệu-bạn đến nhiều người?
-    Chủ động mở rộng phạm vi công việc của chính mình
-    Chủ động đưa ra những ý kiến hay kế hoạch đem lại những lợi ích cho công ty
-    Tăng giá trị bản thân bằng cách đem đến giá trị cho những người xung quanh
-    Tích cực tham gia những hoạt động hướng đến cộng đồng mà bạn đang nhắm đến
-    Xây dựng một kênh truyền thông riêng cho mình như Facebook, Twitter hay blog và dùng nó để lan tỏa giá trị bạn có thể đóng góp cho cộng đồng
Và một điều mà tất cả những ai từng nghiên cứu về thương hiệu cá nhân đều khẳng định: đó là thương hiệu cá nhân góp phần rất quan trọng cho thành công trong sự nghiệp của bạn. Và chỉ những ai biết chấp nhận thử thách, dám biến công việc của mình trở nên đặc biệt sẽ là những người xây dựng thương hiệu cá nhân thành công.

Hà Huệ Chi
Director of Marketing & Operations
VietnamWorks

6 thinking hats - Tư duy sáng tạo mở lối thành công

“6 chiếc mũ tư duy” là một công cụ trợ giúp tư duy được Edward de Bono giới thiệu trong cuốn “6 Thinking Hats”. Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến.

Những người thành đạt thường tư duy theo hướng tích cực, thiên về lý trí, và đó là một trong những lý do giúp họ thành công. Mặc dù vậy, thông thường, họ có thể không đánh giá vấn đề từ các góc nhìn khác như cảm xúc, trực giác, sáng tạo hoặc mang tính tiêu cực. Hệ quả là đôi lúc họ bỏ qua những yếu tố có thể đưa đến sự thay đổi, không thể tạo ra những đột phá thật sự và không chuẩn bị những kế hoạch dự phòng cần thiết cho những rủi ro có thể gặp. Ngoài ra, những người đã quen giải quyết vấn đề một cách khoa học có thể sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề dựa trên trực giác của họ.



Nếu đánh giá một vấn đề bằng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, bạn có thể giải quyết nó dựa trên tất cả các góc nhìn đã đề cập. Bạn sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định.

Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy”
Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ tức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới.
. Mũ trắng - Objective
Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn. Hãy nghiên cứu thông tin bạn có để tìm ra câu trả lời cho những điều bạn còn thắc mắc.

· Mũ đỏ - Intuitive
Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn. 

· Mũ đen - Negative
Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Hãy cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến.
Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan. Do vậy, họ có thể sẽ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên không có sự chuẩn bị chu đáo. Cách tư duy “Mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này.

· Mũ vàng - Positive
Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Cách tư duy “Mũ vàng” giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
· Mũ xanh lá cây - Creative
Mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “Mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

· Mũ xanh dương - Process
Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”.
Bạn có thể sử dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” trong các cuộc họp hoặc khi giải quyết vấn đề của mình. Nếu dùng trong các cuộc họp, kỹ thuật này sẽ giúp chủ tọa tháo “ngòi nổ” xung đột có thể xảy ra khi nhiều người có lối tư duy khác nhau cùng thảo luận về một vấn đề. Bạn cũng có thể sử dụng một phương pháp khác tương tự với “6 chiếc mũ tư duy” là đánh giá vấn đề từ quan điểm của nhiều chuyên gia (bác sĩ, kiến trúc sư, giám đốc kinh doanh …) hoặc khách hàng.
“6 chiếc mũ tư duy” là phương pháp lý tưởng để đánh giá tác động của một quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau. Nó giúp bạn kết hợp những yếu tố thuộc về cảm tính với những quyết định lý tính và khuyến khích sự sáng tạo khi ra quyết định. Nhờ vậy, kế hoạch của bạn sẽ hợp lý và chặt chẽ hơn. Ngoài ra, nó còn có thể giúp bạn tránh được những sai lầm về giao tế nhân sự và thấy trước những nhược điểm của một kế hoạch hành động. 
 
(Theo mindtools.com)

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Bạn có nói hay?

“Nói chuyện” có dễ không? Chắc hẳn bạn sẽ trả lời ngay là “Dễ ợt! Ai sinh ra mà không biết nói.” Nhưng vấn đề ở đây là “nói” như thế nào cho hiệu quả, và đó lại là chuyện khác. Có thể bạn không thể nói thật hay như những diễn giả, nhưng khi đã nói bạn phải đạt được mục tiêu mình mong muốn.
Sau đây là những thủ thuật giúp bạn tạo thêm “trọng lượng” cho lời nói của mình.

Chuẩn bị trước
Nên chuẩn bị trước và hiểu rõ những gì bạn định nói với người khác. Hãy chuẩn bị dàn bài trong đầu, những gì cần nói trước và những gì nói sau. Nguyên tắc là bạn nên trình bày những điều quan trọng nhất đầu tiên, sau đó mới đến những ý “râu ria” bổ sung. Nếu không người khác khó mà nắm bắt được ý của bạn. Và hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những gì mình định nói, vì nếu bạn không hiểu thì làm sao người khác hiểu được.


 

 Đi thẳng vào vấn đề
Bạn đừng bao giờ đi vòng vèo rồi mới nói tới vấn đề chính.
Ví dụ, khi người khác hỏi công việc của bạn thế nào; bạn hãy bắt đầu từ ngày hôm nay, thay vì “Thứ hai đầu tuần tôi…”. Không ai đủ kiên nhẫn để nghe những chuyện họ không quan tâm cả.

Kiểm soát tốc độ

Kiểm soát được tốc độ nói sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng lời nói của mình. Số lượng từ nói trong mỗi phút nên dao động khoảng 130 đến 150 từ. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. Nói quá nhanh khiến người nghe không thể theo kịp những gì bạn nói. Trong khi nói quá chậm và kéo dài lê thê khiến người nghe trở nên mệt mỏi, chán nản và dễ dàng đoán được những gì bạn sắp nói.

Giọng điệu
Giọng nói cùng với từ ngữ bạn sử dụng là hai trong những yếu tố quyết định sự thành bại khi bạn nói chuyện với người khác. Ví dụ, khi thông báo những tin vui thì nên nói với giọng vui vẻ và hào hứng; đối với quyết định quan trọng thì nên nghiêm khắc và trịnh trọng.

Nuốt chữ
Nuốt chữ là một xu hướng khá phổ biến trong giao tiếp. Tuy nhiên việc này có thể khiến người khác phải suy nghĩ nhiều hơn để hiểu những gì bạn nói. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn nên lắng nghe thật cẩn thận vì người bản xứ nuốt chữ khá nhiều. Bạn cũng vậy, nếu bạn nuốt các âm cuối của các từ tiếng Anh, người khác sẽ không hiểu được bạn muốn nói gì đâu. Ví dụ card (có âm d sau cùng), nếu không phát âm đúng bạn sẽ biến từ này thành chiếc xe hơi đó (car).

Tránh lặp lại
Trừ khi người đối diện không nghe kịp hay ra hiệu cho biết là không hiểu, bạn đừng nên lặp lại những gì đã nói. Chỉ nên trình bày vấn đề một lần và chuyển qua những phần khác.
“Nói” và “nói hay” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau phải không bạn? Hy vọng những thủ thuật trên có thể giúp bạn không phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Internet nóng ran chuyện "Mẹ hy sinh cứu con"


Một phụ nữ trẻ đã hy sinh thân mình để che chở và bảo vệ đứa con nhỏ của cô trong trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản hồi tháng 3.
Câu chuyện xúc động này đang lan truyền khắp thế giới mạng, khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.


Tấm ảnh đi kèm với bài viết lan truyền trên mạng

Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.

Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.

Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: "Một đứa bé! Có một đứa bé!".

Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.

Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".

Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt: "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".




Theo VietNamNet

Fear vs. Anxiety

"Fear" và "anxiety" thường gây ra các triệu chứng rất giống nhau, chẳng hạn như căng cơ, tăng nhịp tim và hơi thở ngắn lại…, và chúng không xa lạ gì với chúng ta cả. Tuy nhiên các nhà tâm lý học cho rằng "fear" và "anxiety" là hai chứng rối loạn hoàn toàn khác nhau và cần điều trị khác nhau.


hình ảnh từ hello chào
Fear được gọi là một phản ứng cảm xúc trong tình huống một cá nhân cảm thấy bị đe dọa. Về bản chất nguyên nhân gây ra mối đe dọa này rất thực. Thông thường, fear gây ra bởi một sự kiện làm chấn thương tâm lý bị trải qua trước đó trong cuộc sống. Những ảnh hưởng của chấn thương tâm lý này cứ đi theo người đó trong suốt cuộc sống của anh ta đến mức nó trở thành một nỗi ám ảnh không dứt đối với anh ta.

Mặt khác, anxiety được coi là một rối loạn tâm lý do một người đã từng trải qua những triệu chứng tương tự do phải đối mặt với những tình huống hay hoàn cảnh gây ra fear. Sự khác biệt giữa anxietyfear là các triệu chứng xảy ra dẫn đến anxiety xuất hiện ngay cả khi không có nguy cơ rõ ràng hoặc nguyên nhân gây ra tổn hại về thân thể. Do đó lý do cá nhân cảm thấy anxiety không thể xác định chính xác. Điều này trái ngược hoàn toàn với fear, các cá nhân có thể dễ dàng xác định nguyên nhân gốc rễ của fear của họ, từ đó họ có thể xử lý hoặc khắc phục nó. Hơn nữa anxiety thường là một trong những nguyên nhân chính của những chứng rối loạn tâm lý khác, chẳng hạn như rối loạn cá tính hoặc trầm cảm.
 hình ảnh từ hello chào
Ví dụ:
I waited for news with a growing sense of anxiety.
Tôi ngày càng lo âu trông đợi tin tức.

I'm unable to speak from fear.
Tôi sợ không nói nên lời.

Ha Noi Boogie - LeeKirby (with themes & lyric )


LYRICS:

I used to drive around this lake I did. I did I did each Saturday with you. (girls) With you, with you ka-choo ka-choo koo. Japan on to Korea, where we'd write down our ideas who loved who – ooo ooo ooo.

We'd drive by Hanoi Amsterdam. I'd buy you chocolate ice cream with all of my dong. (girls) Your dong, your ding-a-dang-a-long-dong. I wouldn't dare to mention that I needed your attention all day long – all day long.

And we do the Hanoi boogie
It's lemon and soda, Turtle Pagoda
Oh yeah, baby shimmy shimmy shake
There's love in the autumn, ice at the bottom of my cup, my cup, my coffee coffee cup.

One day that I remember well, The sun was turning all red and falling all down. (girls) All down, all down, all down behind the old town. We stopped and then we went in to a park named after Lenin walked around – then sat down.

You asked me for a kiss. I felt so shy to tell you the truth I didn't know how. (girls) Know how, I'm pretty sure you know now! So I just sat beside you like a frightened baby tiger thinking wow – oh meow

The days are slowly marching on. The city that I adore is marching on too. (girls) Ooo-ooo Hanoi is moving on too. So take the stage and take your bows and take your birthday number thousand make it true – old and new

Still drive around this lake I do. Sill Saturday still me and still beside you. (girls) Still you, still ka-choo ka-choo koo! Some changes to the motor from a Wave to a Toyota but still blue – colour blue!



Lời dịch

Anh thường lái xe quanh ven hồ này. Anh thường đi vào thứ bảy hàng tuần cùng em. Cùng em mà thôi, ka-choo ka-choo koo. Từ Nhật Bản cho đến Hàn Quốc, nơi ta ngồi viết lời yêu - ooo ooo ooo.

Chúng ta đi ngang qua trường Ams. Anh mua kem sô-cô-la cho em bằng mấy đồng tiền lẻ. Mấy đồng tiền lẻ, ding-a-dang-a-long-dong. Anh cũng chẳng dám nói anh mong được em để ý suốt ngày – suốt ngày dài.

Và ta sẽ nhảy điệu bugi của đất Hà Nội. Ta sẽ uống trà chanh, rồi đi ngắm Tháp Rùa. Oh yeah, em ơi, ta cùng nhảy nào. Mùa thu tình yêu đang đến trong từng ly cà phê đá của ta.

Một ngày mà anh nhớ rất rõ, Mặt trời bỗng trở màu đỏ chói và dần dần lặn xuống. (girls) Lặn xuống, lặn xuống sau dáng dấp của khu phố cổ. Ta dừng lại và đi đến công viên Lenin để đi dạo và rồi ta cùng ngồi xuống.

Em muốn anh hôn em. Anh ngượng ngùng thú nhận anh không biết hôn thế nào. (girls) Hôn thế nào, Em chắc anh biết cách mà! Vậy nên anh ngồi sát bên em như chú hổ con sợ hãi, nghĩ thầm wow – oh meow

Những ngày dài đang chậm rãi trôi qua. Thành phố anh yêu mến cũng đang trôi theo. (girls) Ooo-ooo Hà Nội cũng đang dần biến chuyển. Hãy cùng lên sân khấu, đón nhận tràng tán thưởng và sinh nhật ngàn năm tuổi, - giấc mộng xưa và nay.

Và anh vẫn sẽ lái xe quanh hồ. Vẫn đó những thứ bảy có anh gần bên em. (girls) Vẫn là em, still ka-choo ka-choo koo! Vài sự thay đổi từ xe Wave thành ô tô Toyota – nhưng dẫu sao, nó vẫn màu xanh!

Một số từ-cụm từ lóng tiếng Anh mà teen Mỹ hay dùng

Trong ngôn ngữ Anh-Mỹ cũng giống như tiếng Việt là có một số tiếng lóng khá là thú vị và phong phú cũng giống như trong tiếng Việt. Cùng xem nhé!


hình ảnh từ hello chào

Beat it: Đi chỗ khác chơi
Big Deal!: Làm Như Quan trọng Lắm, Làm gì dữ vậy !
Big Shot:  Nhân vật quan trọng
Big Wheel: Nhân vật quyền thế
Big mouth: Nhiều Chuyện
Black and the blue: Nhừ tử
By the way: À này

By any means, By any which way: Cứ tự tiện, Bằng Mọi Giá
Be my guest: Tự nhiên
Break it up: Dừng tay

Come to think of it: Nghĩ kỹ thì
Can't help it: Không thể nào làm khác hơn
Come on: Thôi mà,Lẹ lên, gắng lên, cố lên
Can't hardly: Khó mà, khó có thể
Cool it: Đừng nóng
Come off it: Đừng sạo
Cut it out: Đừng giởn nửa, Ngưng Lại

Dead End: Đường Cùng
Dead Meat: Chết Chắc
Down and out: Thất Bại hoàn toàn
Down but not out: Tổn thương nhưng chưa bại
Down the hill: Già
For What: Để Làm Gì?
What For?: Để Làm Gì?
Don't bother: Đừng Bận Tâm
Do you mind: Làm Phiền
Don't be nosy: đừng nhiều chuyện
Just for fun: Giỡn chơi thôi
Just looking: Chỉ xem chơi thôi
Just testing: Thử chơi thôi mà
Just kidding / just joking: Nói chơi thôi

Give someone a ring: Gọi Người Nào
Good for nothing: Vô Dụng
Go ahead: Đi trước đi, cứ tự tiện
God knows: Trời Biết
Go for it: Hãy Thử Xem
Get lost: Đi chỗ khác chơi

Keep out of touch: Đừng Đụng Đến

Happy Goes Lucky: Vô Tư
Hang in there/ Hang on: Kiên trì / Đợi Tí
Hold it: Khoan
Help yourself: Tự Nhiên

Take it easy: Từ từ
I see: Tôi hiểu
It's a long shot: Không Dễ Đâu
it's all the same: Cũng vậy thôi mà
I 'm afraid: Tôi e là...
It beats me: Tôi chịu (không biết)
It's a bless or a curse: Chẳng biết là phước hay họa

Last but not Least: Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng
Little by little: Từng Li, Từng Tý
Let me go: Để Tôi đi
Let me be: kệ tôi
Long time no see: Lâu quá không gặp

Make yourself at home: Cứ Tự Nhiên
Make yourself comfortable: Cứ Tự Tiện
My pleasure: Hân hạnh

out of order: Hư, hỏng
out of luck: Không May
out of question: Không thể được
out of the blue: Bất Ngờ, Bất Thình Lình
out of touch: Lục nghề, Không còn liên lạc
One way or another: Không bằng cách này thì bằng cách khác
One thing lead to another: Hết chuyện này đến chuyện khác
Over my dead body: Bước qua xác chết của tôi đã

Find out the meaning of "Father's Day"

Mọi người thường quen với Ngày quốc tế phụ nữ 8-3 hay Ngày của mẹ (ngày chủ nhật thứ 2 của tháng Năm) nhưng ít ai biết đến một ngày lễ dành riêng để tôn vinh những người cha - Ngày của cha (Father's Day) được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng Sáu. Khởi nguồn ở Mỹ từ năm 1972 cho đến này ngày lễ của Cha được toàn thế giới hân hoan chào đón.

Tại sao Ngày của cha lại rơi vào tháng 6?

Ý tưởng này được bắt nguồn từ cô Sonora Smart Dodd (người được cha mình nuôi dưỡng khi mẹ cô qua đời). Sau khi trưởng thành, cô đã hiểu hết những nỗi vất vả của người cha phải một mình nuôi dạy sáu đứa con thơ, vì thế người cha trong mắt cô là biểu tượng của sự hi sinh, vị tha, bao dung. Vì vậy, cô đã tổ chức ngày của cha đầu tiên ở Washington vào ngày 19-6-1910  chính là ngày sinh nhật của cha cô.


hình ảnh từ hello chào

Nước Mỹ  bắt đầu tổ chức Ngày của cha khi nào?

1910 Sokane, Washington tổ chức ngày của cha
1924 tổng thống Calvin Coolidge công bố ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng 6 là ngày của cha
1926 hình thành Ủy ban về Ngày của cha tại thành phố New York

1956 Ngày của cha được ghi nhận bởi Liên Nghị quyết của Quốc hội
1966 tổng thống Lyndon B.Johnson ký vào bảng công bố Ngày của cha chính thức vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 6
1972 tổng thống Richard Nixon thành lập ngày lễ của cha được tổ chức vào Chủ Nhật thứ ba của tháng 6

Ý nghĩa ngày của Cha?

Đây là dịp con cái thể hiện sự yêu thương và lòng kính trọng với những người cha, người bố của mình. Chúng ta thường hay bị lãng quên về sự hy sinh cao cả của người bố cũng như vai trò của họ trong việc hình thành nên cuộc sống của chúng ta. Ngày Của Bố chính là cơ hội để chúng ta chuộc lại những sự lãng quên đó. Đây là một cơ hội tốt cho chúng ta thể hiện và bày tỏ tình yêu thương với người bố.

Ngày của Cha không chỉ là ngày để chúng ta thể hiện tình cảm với người bố của mình mà với tất cả những người đàn ông, những người đóng vai trò như một người bố, ví dụ bố dượng, chú bác, ông hoặc anh trai.

Trong Ngày Của Cha, chúng ta hãy cùng thể hiện tình cảm tới những người đàn ông chúng ta yêu quý để họ hiểu rằng họ đóng một vai trò thực sự quan trọng thế nào trong cuộc sống và họ có ảnh hưởng thế nào đến sự tồn tại của chúng ta.

Và năm nay nó rơi vào ngày 19/6/2011.

Làm thế nào để Ngày của cha thật đặc biệt?

Có rất nhiều việc bạn có thể thực hiện vào ngày của cha, sau đây là vài gợi ý:
- Hãy nói "con yêu bố" nếu như bấy lâu nay cuộc sống bận rộn khiến bạn quên đi mất điều thiêng liêng này.
- Chuẩn bị một bữa sáng hay bữa tối bất ngờ cho người cha thân yêu của mình
- Tặng hoa, hoa hồng đỏ là loại hoa chính thống cho ngày của cha.
- Gửi thiệp điện tử hay gọi điện chúc mừng nếu bạn ở xa nhà.

- Tự tay làm thiệp và quà, chắc chắn người bố của bạn sẽ rất xúc động và trân trọng món quà ý nghĩa của bạn.
- Tặng một món quà hữu ích như: cà vạt, quần áo, đôi giày, sách...

Còn bạn thì sao? bạn có ý tưởng thú vị hơn chăng? Hãy cùng chia sẻ với chúng tôi những việc bạn đã làm cho người cha thân yêu của mình trong ngày lễ đặc biệt này nhé! Xin chúc ai đã, đang và sẽ là một người cha luôn khỏe mạnh, thành công, hạnh phúc bên gia đình của mình.

(Sưu tầm)

Gót chân Asin

Trong giao tiếp hàng ngày, nếu có ai đó hỏi bạn “What’s your Achilles’ heel?” Bạn sẽ trả lời thế nào?


Bạn có biết nghĩa của "Achilles' heel" [əˌkɪliːz ˈhiːl] không?

hình ảnh từ hello chào
Thành ngữ Achilles' heel dùng để chỉ điểm yếu (weakness), điểm dễ tổn thương của con người (về cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Thành ngữ này có nguồn gốc từ một câu chuyện thần thoại nổi tiếng. Thời Hy lạp cổ đại, có một chiến binh siêu phàm, bách chiến bách thắng tên là Asin (Achilles)-con của nữ thần biển - Thetis với vua Hy Lạp - Peleus. Khi Asin còn nhỏ, vì muốn con mình trở nên bất tử (immortal) và cơ thể khỏe mạnh như thành đồng da sắt, Thetis đã nhúng người Asin xuống nước sông Styx mầu nhiệm, nhưng vì nữ thần dùng
hai tay nắm lấy gót chân con nên nước không thấm ướt phần này. Người chiến binh tưởng chừng không thể đánh bại của Hy Lạp đã bị kẻ thù giết chết bằng một mũi tên độc bắn trúng gót. Và thành ngữ 'gót chân Asin' (Achilles' heel ) ra đời từ đây nhằm nói bất kỳ ai cũng đều có điểm yếu (weak points) cho dù họ có mạnh đến đâu đi chăng nữa (inspite of overall strength).

Ví dụ:
Though he's an excellent athlete, swimming is his Achilles' heel.
Mặc dù là một vận động viên xuất sắc, nhưng bơi lội lại là điểm yếu của cậu ta.

Eric is a good golfer, but his Achilles' heel is his putting and it's often made him lose matches.
Eric là một tay gôn giỏi, nhưng nhược điểm của cậu ấy là cách putt bóng và chính điều này thường khiến cậu ấy mất điểm.

They're strong on attack but they have a weak defence that might prove to be their Achilles' heel.
Họ có lối phản công mạnh nhưng nhược điểm lại là phòng thủ yếu.

 He was very brave, but fear of spiders was his Achilles' heel.
Nó rất dũng cảm, nhưng điểm yếu của nó là sợ nhện.


Người xưa có câu "nhân vô thập toàn" "To err is human". Dù có hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa thì chắc chắn không ai trong chúng ta là không có Achilles' heel. Điều quan trọng là các bạn phải tự nhận ra và khắc phục Achilles' Heel của mình để thành công hơn trong cuộc sống.


Chúng ta hãy cùng thư giãn và ôn lại cách phát âm thành ngữ này qua bài hát Achilles' Heel nhé!



Achilles' Heel
Goodbye to the sky,
I know I can't fly, but I feel love
do you know how I feel?
you are my achilles heel.
hello to below, I feel love flow
like a river flow
you and I standing still
you are my achilles heel.

feeling free, yeah, what about me?
well you gotta give it up cos I feel love
do you know how I feel?
you are my achilles heel
goodbye to the sky
I know I can't fly, but I feel love
do you know how I feel?
you are my achilles heel.

for there's a child in your eyes
and the child never dies
so keep the dream alive
with the aid of second sight
I can push with all my might
to make a statue in the sky
of my achilles heel

small fry, don't know why
gotta get high - just to love life
you are my highs and lows
from my head to my toes
I said hey la, will I go far?
will I go far - cos I love life
do you know how I feel?
you are my achilles heel

I said oh no no, will I go slow?
will I go slow, when the feeling flows
for there's a child in your eyes
and the child never dies
so keep the dream alive
with the aid of second sight
I can push with all my might
o make the satue in the sky
of my achilles heel

well you're feeling free
so what about me?
I said hello and goodbye but I don't know why
well while we're small fry
on the line
with my achilles heel

(Sưu tầm)

ONE BREATH ENGLISH (Nói một mạch bằng tiếng Anh) (P5)

Cuốn sách "One Breath English" của NXB Tri Thức Việt khá hay với những bài học giao tiếp ngắn cùng cách học "Đọc nhanh 1 bài trong 10 phút thì sẽ ghi nhớ mãi mãi".


Lesson 5: What's playing?

What's playing?
What's showing?
Anything really good?

What choices do we have?
What do you want to see?
What times are the shows?

You choose the movie.
I'll let you decide.
I'm game for anything.


hình ảnh từ hello chào
Context (Ngữ cảnh)

Hầu hết mọi người đều có sở thích xem phim. Khi bạn muốn bàn bạc xem phim nào với bạn bè thì nên nói như thế nào? Học xong bài này bạn sẽ biết ngay.


1. What's playing?
(Đang chiếu phim gì vậy?

Những cách nói tương tự:
What shows are playing? [thường dùng]
What movies are playing? [thường dùng]
What's on? [câu này bắt nguồn từ câu "What's on the screen?", nhưng câu này người Mỹ không dùng.]


2. What's showing?
(Rạp đang chiếu phim gì vậy?)

Cách nói khác:
What's showing at the cinema / the movies / theater / the movie theater?


3. Anything really good?
(Có bộ phim nào hay không?)

Câu này bắt nguồn từ câu: "Is there anything really good?".

Mở rộng ra ta có:
Anything really good to eat?
Có món gì ngon không?

Anything really good to see?
Có gì hay để xem không?


4. What choices do we have?
(Chúng ta có những lựa chọn nào?)

Câu này có nghĩa đen là "Chúng ta có những lựa chọn nào?", mở rộng ra là "Chúng ta có thể lựa chọn những gì?". Đây là suy nghĩ của người Mỹ, vì họ thích tự do, thích lựa chọn. Câu này không giống với suy nghĩ của người Việt, nên không thể không học.

Ta cũng có thể nói câu tương tự là "What options do we have?"


5. What do you want to see?
(Bạn muốn xem phim gì?)

Người Mỹ thì thường nói:
What looks good? [rất hay dùng]
Phim nào xem hay?

What kind of movies do you like? [rất hay dùng]
Bạn thích thể loại phim nào?

What do you feel like watching? [thường dùng]
Bạn thấy thích xem phim nào?


6. What times are the shows?
(Buổi chiếu vào lúc mấy giờ?)

Câu này bắt nguồn từ câu: "What times are the shows at?". Cũng có thể nói là "When are the shows?".


7. You choose the movie.
(Bạn chọn phim đi.)

Các câu tương tự:
You pick the show.
You decide on the movie.
You select the movie.


8. I'll let you decide.
(Cho bạn quyết định đấy.)

Đây là một câu nói rất tình cảm. Những cách nói tương tự khác:
I'll let you decide. [rất hay dùng]
I'll let you choose. [rất hay dùng]
I'll let you select. [thường dùng]
I'll let you pick. [thường dùng]
I'll let you make the decision. [thường dùng]


9. I'm game for anything.
(Tôi thích mọi thứ.)

Ví dụ:
She is game for any risk.
Cô ấy thích sự mạo hiểm.

I'm game to do anything no matter how dangerous it is.
Tôi thích làm bất cứ cái gì dù nó có nguy hiểm đến đâu đi nữa.

Is anybody game for pizza?
Có ai thích ăn pizza không?

The Silent T (American Accent Training)

[t] and [n] are so close in the mouth that the [t] can simply disappear.


       Phát Âm
interviewinnerview
interfaceinnerface
Internetinnernet
interstateinnerstate
interruptinnerrupt
interfereinnerfere
interactiveinneractive
internationalinnernational
advantage ədvaen'j
percentagepercen'j
twentytwenny
printerprinner or prinder
printoutprinnout or prindout
winterwinner or winder
enterenner or ender

60 Things That Are Happening Right Now While You Are Reading - Bạn có biết ngay lúc này ...

Bạn có biết ngay lúc này ...


1. Somebody is very proud of you.
2. Somebody is thinking of you.
3. Somebody is caring about you.
4. Somebody misses you.
5. Somebody wants to talk to you.
6. Somebody wants to be with you.
7. Somebody hopes you aren't in trouble.
8. Somebody is thankful for the support you have provided.
9. Somebody wants to hold your hand.
10. Somebody hopes everything turns out all right.
11. Somebody wants you to be happy.
12. Somebody wants you to find him/her.
13. Somebody is celebrating your successes.
14. Somebody wants to give you a gift.
15. Somebody thinks that you ARE a gift.
16. Somebody hopes you're not too cold, or too hot
17. Somebody wants to hug you.
18. Somebody loves you.
19. Somebody admires your strength.
20. Somebody is thinking of you and smiling.
21. Somebody wants to be your shoulder to cry on.
22. Somebody wants to go out with you and have a lot of fun.
23. Somebody thinks the world of you.
24. Somebody wants to protect you.
25. Somebody would do anything for you.
26. Somebody wants to be forgiven.
27. Somebody is grateful for your forgiveness.
28. Somebody wants to laugh with you.
29. Somebody remembers you and wishes that you were there.
30. Somebody is praising God for you.
31. Somebody needs to know that your love is unconditional.
32. Somebody values your advice.
33. Somebody wants to tell you how much they care.
34. Somebody wants to share their dreams with you.
35. Somebody wants to hold you in their arms.
36. Somebody wants YOU to hold them in your arms.
37. Somebody treasures your spirit.
38. Somebody wishes they could STOP time because of you.
39. Somebody praises God for your friendship and love.
40. Somebody can't wait to see you.
41. Somebody loves you for who you are.
42. Somebody loves the way you make them feel.
43. Somebody wants to be with you.
44. Somebody wants you to know they are there for you.
45. Somebody is glad that you're his/her friend.
46. Somebody wants to be your friend.
47. Somebody stayed up all night thinking about you.
48. Somebody is alive because of you.
49. Somebody is wishing that you noticed him/her.
50. Somebody wants to get to know you better.
51. Somebody wants to be near you.
52. Somebody misses your advice/guidance.
53. Somebody has faith in you.
54. Somebody trusts you.
55. Somebody needs your support.
56. Somebody needs you to have faith in them.
57. Somebody will cry when they read this.
58. Somebody needs you to let them be your friend.
59. Somebody hears a song that reminds them of you.
60. Somebody needs you to send them this to them.
                      _ st_

Học Tiếng Anh Theo Phương Pháp P.O.W.E.R

Từ Power ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm nhất một cách học tập có hiệu quả nhất.


hình ảnh từ hello chào

Phương pháp Power bao gồm 5 yếu tố cơ bản:

1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn):

Quá  trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV  nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học.  Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các  điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm  tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn  khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận  kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này,  SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến  nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái  "khung tri thức" để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có  hệ thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không  phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn  do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm  thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Nói "học là quá trình hợp tác  giữa người dạy và người học" có nghĩa là như vậy.

2. Organize (tổ chức):

Sự  chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn  thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập  của mình một cách có mục đích và hệ thống.

3. Work (làm việc):

Một  trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra  khỏi lao động trong khi lao động(làm việc) chính là một quá trình học  tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một  cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm,  thực hành. Các hình thưcs lao động trong môi trường đại học rất đa  dạng, phong phú: lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo  luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí  nghiệm, tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.

4. Evaluate (đánh giá):

Ngoài  hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính  bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập.  Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị  trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ  bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao  trình độ và ý thức học tập.

5. Rethink (suy nghĩ lại):

Khả  năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện,  phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học  không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình  thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người  nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cachs lạt ngược vấn đề  theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập  đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo)  và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề  và kết quả đã đặt ra.

Cuối  cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so  với các hoạt động học tập chính khóa. Ở đây cần nhớ rằng ai không biết  cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao.

Gây ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên

Gây ấn tượng trong giao dịch thương mại là rất quan trọng bởi vì nó đồng nghĩa với việc đối tác sẽ “để ý” tới bạn ngay từ đầu và cảm thấy thoải mái để đàm phán công việc.


hình ảnh từ hello chào

Những cách chào hỏi

Bạn chào hỏi mọi người như thế nào khi lần đầu tiên gặp họ? Bạn có hôn vào má, hôn gió (airkiss), ôm, siết chặt tay hay bắt tay họ không? Lựa chọn cách chào hỏi có thể gây bối rối với nhiều người Anh. Họ là những người từ trước đến giờ chỉ bắt tay trong công việc và chỉ hôn những người bạn thân cũng như người thân trong gia đình. Hôn xã giao trở nên ngày càng phổ biến trong văn hoá thương mại ở Anh trong những năm gần đây (đặc biệt giữa những người đã từng có quan hệ làm ăn với nhau). Tuy nhiên, một cái siết chặt tay vẫn tốt hơn khi bạn gặp ai đó lần đầu. Điều này đặc biệt đúng khi bạn gặp những người đến từ những nền văn hoá mà ở đó hôn xã giao không phổ biến.

Giới thiệu bản thân

How do you do? (giảm ngữ điệu)
Nice to meet you. I'm ....
Pleased to meet you. I'm ....
Hello. I'm ...
Hi!

Đáp lại lời giới thiệu

Nói chung, bạn có thể dùng đúng những từ mà người giới thiệu đã dùng. Vì vậy nếu một người nói "Pleased to meet you. I'm ..." thì bạn cũng có thể trả lời "Pleased to meet you. I'm ...". Ngoài ra bạn cũng có thể chỉ cần trả lời tên mình nhưng phải chắc chắn là giọng của bạn nghe thật tự tin chứ không phải lí nhí trong họng không đủ để người khác nghe được.

Giới thiệu người khác

May I introduce you to ....
Could/ Can I introduce you to ...
Let me introduce you to ...
I'd like you to meet ...
I don't believe you've ever met ...
Have you met ...
Dung, this is Hanh. Hanh, this is Dung.

Ai là người được giới thiệu trước?

Trong câu "Mr A, I'd like you to meet Mr B" thì Mr A là người có địa vị cao hơn. Khi bạn được giới thiệu với một ai đó thì hãy sử dụng mẫu câu thông dụng sau "Pleased to meet you". Bạn không cần phải nói nhiều trừ khi được đặt ra những câu hỏi cụ thể.Khi bạn giới thiệu ai đó, hãy dùng ngữ điệu của tay. Nếu Mr A đứng bên phía tay trái của bạn và bạn muốn giới thiệu Mr A cho Mr B thì bạn nên từ từ di chuyển tay ra khỏi thân, thẳng đến chỗ Mr B để Mr A có thể biết chính xác ai là người bạn muốn giới thiệu.

Tạo ra những cuộc nói chuyện ngắn

Nếu bạn gặp ai đó vì mục đích công việc, thì thông thường bạn sẽ dành đôi ba phút nói chuyện trước khi giới thiệu bản thân. Chủ đề trong những cuộc nói chuyện này thường được đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ bạn tham gia một hội nghị thương mại, thì chủ đề của cuộc nói chuyện ngắn sẽ là về cuộc hội thảo đó. Bạn có thể mở đầu bằng câu "Interesting seminar this year" hoặc "Did you go to the talk by X?" Nếu bạn không nghĩ ra sẽ nói về điều gì, bạn có thể trả lời câu hỏi của họ và phát triển cuộc nói chuyện:

A: Did you go to the talk by X?
B: Yes, I did. I though it was really interesting. Are you going to the seminar this afternoon?
A: Interesting seminars this year.
B: Yes, I agree. I particularly liked the one on Asian markets.

Nói lời chào tạm biệt

Sử dụng những mẫu câu lịch sự để bày tỏ rằng bạn phải đi.
Well, it was nice meeting you.
Well, it was a pleasure to meet you.

Mind vs. Soul

"Mind" và "soul" là hai khái niệm có liên quan chặt chẽ nhưng vẫn rất khác nhau.


hình ảnh từ hello chào
Soul là bản chất tinh thần của nhân loại. Đó là bản chất vô hình của nhân loại, và nó được cho là tách khỏi cơ thể lúc chết. Trong cuộc sống, nó được cho là những khả năng về tư tưởng, hành động, và cảm xúc.


hình ảnh từ hello chào
Mind là khả năng tư duy, lý luận, và áp dụng kiến thức của con người. Đó là ý thức con người bắt đầu trong não bộ và được thể hiện qua những suy nghĩ, hành động, cảm xúc, ý chí, bộ nhớ, và trí tưởng tượng của con người.

Emotions giống như những mong muốn xuất phát từ linh hồn của chúng ta. Những mong muốn nhằm vào những điều thoáng qua, những điều mất đi nhưng đồng thời sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui. Minds của chúng ta là nơi mà chúng ta quyết định làm thế nào để có niềm vui, những gì chúng ta nên làm gì để đạt được nó, và nó cần được thực hiện ra sao.

Thật vậy, soul như là bản chất của người quyết định một người sẽ cư xử như thế nào và bản chất này là một phần vĩnh cửu trong con người chúng ta. Nó bao gồm: mind, emotions, và desires. Ý tưởng về sự tồn tại của linh hồn có liên quan tới tâm linh và tôn giáo.

Đối với các nhà khoa học, soul đồng nghĩa với mind vì họ có thể tìm hiểu về soul bằng cách nghiên cứu bộ não con người nơi mind của chúng ta trú ngụ. Còn những người khác tin rằng soul gắn bó chặt chẽ đến sự sống còn và rằng khi một người đang thức, soul của anh ta đang ngủ, khi người đó ngủ thì soul hoạt động trong những giấc mơ của anh ta. Mặt khác mind dùng để chỉ quá trình suy nghĩ của một cá nhân.

Ví dụ:
Mary is in a disturbed state of mind.
Mary đang bị xáo trộn tâm trí.

I've no idea how his mind works!
Tôi chẳng biết là anh ta nghĩ gì nữa!

Peter believes his immortal soul is in peril.
Peter tin rằng linh hồn bất tử của anh ta đang bị đe dọa.

There is a feeling of restlessness deep in her soul.
Có một cảm giác bất an sâu thẳm trong tâm hồn cô ấy.

(Sentence for Today) “Ew! Don't pick your nose! That's gross!"

You're babysitting someone's young child. The child puts his finger in his nose. You want to scold him and tell him not to do that. You say: "Ew! Don't pick your nose! That's gross!"


hình ảnh từ hello chào

Ew!

Hãy nói "Ew!" khi bạn see, smell, hoặc hear cái gì "disgusting" (kinh tởm).
Còn một thán từ tương tự nữa là "Yuck!"


pick (one's) nose

"Picking your nose" có nghĩa là đặt tay lên mũi để lấy "booger" (cứt mũi).
Picking your nose không được chấp nhận trong văn hóa Mỹ.


(something) is gross

Từ "gross" có nghĩa là "disgusting" nhưng ở mức độ nhẹ nhàng hơn.
Những thứ bị coi là "gross" chẳng hạn như là:

A rotting egg that's been left in the refrigerator for too long.
Một quả trứng thối rữa để trong tủ lạnh quá lâu.

An older, married man who makes sexual comments about younger women.
Một người đàn ông đã kết hôn già hơn nhận xét về một phụ nữ trẻ hơn bằng những lời lẽ tục tĩu.

A close-up photograph of a surgical operation.
Một bức ảnh cận cảnh của một ca phẫu thuật.

Những tập tục thú vị trong đám cưới của người Anh

Ít có nơi nào mà hôn lễ có nhiều nghi thức thú vị và mê tín như ở Anh. Các tập tục này được duy trì với niềm tin rằng chúng sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc cho những đôi uyên ương tại thời điểm sẽ thay đổi cuộc đời của họ.
Lời cầu hôn

hình ảnh từ hello chào
Trong quá khứ, hỏi cưới là một nghi lễ chính thức (tương tự như lễ dạm ngõ ở Việt Nam chúng ta). Nếu trên đường đi, người nhà chú rể thấy một người đàn ông mù, một thầy tu, hoặc một người đàn bà mang bầu thì người ta cho rằng đám cưới sẽ có kết cục bi đát. Tuy nhiên, nếu họ nhìn thấy con dê cái, chim bồ câu hay chó sói thì đám cưới sẽ rất hạnh phúc, suôn sẻ.
Thời Trung Cổ, một người đàn ông cầu hôn bằng cách đặt một cành táo gai trước cửa nhà người yêu của mình vào ngày mồng Một tháng Năm. Nếu cô gái vẫn để nguyên cành táo trước cửa thì có nghĩa là cô chấp nhận lời cầu hôn của chàng trai. Còn nếu cô từ chối, cô sẽ thay cành táo bằng một cành súp lơ.

Tên họ
Người Anh quan niệm nếu một người phụ nữ cưới một người đàn ông có họ bắt đầu với cùng một chữ cái thì sẽ rất xui xẻo. Quan điểm này được thể hiện trong câu hát:

To change the name and not the letter
Is to change for the worst and not the better.
Đổi tên mà không đổi họ
Thì cũng chỉ chuốc họa vào thân mà thôi.

Chọn ngày

Mặc dù ngày nay, hầu hết các đám cưới đều diễn ra vào ngày Thứ Bảy, nhưng trong quá khứ điều này bị xem là kiêng kị. Ngày thứ Sáu cũng là ngày không may mắn, đặc biệt là Thứ Sáu ngày 13. Một bài vè cổ nổi  tiếng khuyên người ta chỉ nên làm đám cưới vào nửa đầu của tuần:

Thứ Hai là ngày của Của cải (Monday for wealth)
Thứ ba là ngày của Sức khỏe (Tuesday for health)
Thứ Tư là ngày tốt nhất (Wednesday the best day of all)
Thứ Năm là ngày mất mát (Thursday for losses)
Thứ Sáu là ngày đau khổ (Friday for crosses)
Thứ Bảy là ngày tận số (Saturday for no luck at all)

Tháng Năm vẫn luôn được xem là tháng kém may mắn cho việc cưới xin vì rất nhiều nguyên nhân. Vào thời kỳ Pagan, mùa hè bắt đầu với lễ hội Beltan (lễ hội vào ngày Mồng Một tháng Năm) được tổ chức rất vui vẻ và tưng bừng. Vì thế đây không phải là thời điểm thích hợp để bắt đầu cuộc sống lứa đôi. Vào thời Roman ngày hội của người chết và lễ hội của những vị thần trinh trắng đều diễn ra vào tháng Năm. Người ta cũng tránh cưới vào mùa ăn chay Lent, diễn ra vào tháng Ba.

Một chút gì cũ, một chút gì mới

Một chút gì cũ , một chút gì mới
Một chút gì đi mượn
Một chút gì màu xanh
Và trong giày một đồng bạc trong giày cô dâu
(something old, something new, something borrowed, something blue)

"Một chút gì cũ" có nghĩa là đôi uyên ương sau khi cưới vẫn tiếp tục là bạn tốt của nhau. Thông thường, "một chút gì cũ" sẽ là một chiếc bít tất cũ của một người phụ nữ có cuộc hôn nhân hạnh phúc tặng lại cho cô dâu, để truyền hạnh phúc của mình sang cô dâu mới.
"Một chút gì mới" thể hiện tương lai hạnh phúc và thịnh vượng của cặp vợ chồng mới.
"Một chút gì đi mượn" thường là những đồ quý giá của của gia đình cô dâu cho mượn. Để gặp may mắn, cô dâu phải mang trả lại những đồ này sau khi cưới.

Phong tục cô dâu phải mặc "một chút gì màu xanh" bắt nguồn từ đất nước Israel cổ khi cô dâu thường cài một dải ruybăng màu xanh da trời trên tóc để thể hiện sự chân thành của mình.

Ngày nay, các cô dâu thường để một đồng 1 xu vào trong giày trong suốt buổi lễ để đảm bảo sự giàu có cho cuộc sống của vợ chồng trẻ.

Váy cưới

Hầu hết các cô dâu ngày nay đều vận đồ màu trắng, thể hiện sự trinh bạch. Truyền thống mặc váy cưới màu trắng này bắt nguồn từ những người giàu ở vào thế kỷ thứ 16. Nữ hoàng Victoria đã ủng hộ cho phong tục này bằng cách mặc chiếc váy màu trắng trong đám cưới. Nhưng trước khi truyền thống này bắt đầu thì cô dâu thường chỉ diện bộ váy đẹp nhất của mình.

Cô dâu không được tự may váy cưới cho mình, và chú rể không được nhìn cô dâu trong trang phục cưới trước khi đám cưới diễn ra.

Mạng che mặt

Mạng che mặt bảo vệ cô dâu khỏi những linh hồn xấu.

Theo những mê tín cũ, cô dâu vào ngày cưới rất dễ bị tấn công bởi những linh hồn xấu vì thế mạng che mặt nhằm mục đích bảo vệ cô dâu.

Mạng che mặt trở nên phổ biến ở Anh vào những năm 1800 thể hiện sự khiêm nhường và trinh trắng. Trong lễ cưới ở các nước châu Âu khác, cô dâu mang mạng che mặt. Chú rể không được phép nhìn mặt cô dâu cho tới sau lễ cưới. Ngược lại, đám cưới người Do Thái chú rể sẽ phải kiểm tra xem cô dâu có đúng là cô gái anh lựa chọn hay không trước khi cài mạng che mặt cho cô.



Hoa cưới

Hoa luôn là vật trang trí không thể thiếu trong tất cả các đám cưới. Nhiều người lựa chọn hoa cưới theo ý nghĩa biểu tượng của loài hoa đó.

Tuy nhiên, ngưòi ta kiêng kết hợp màu hoa trắng và hoa đỏ vì chúng tượng trưng cho máu và bông băng.

Hoa cài trên ngực áo chú rể thường cũng là loại hoa cầm tay của cô dâu. Phong tục này là dấu tích của thời kỳ các Hiệp sĩ thường mặc cùng màu áo với người phụ nữ anh ta yêu để thể hiện tình yêu của mình.

Trên đường đến lễ cưới

Khi cô dâu đã sẵn sàng rời nhà để đến lễ cưới, nhìn lại một lần cuối vào gương sẽ mang lại may mắn. Tuy nhiên, khi cô đã bắt đầu khởi hành mà lại quay trở lại để soi gương thì sẽ rất xui xẻo.
Trên đường đi, nếu thấy một người thợ cạo ống khói đang cạo bồ hóng thì sẽ rất may mắn, vì thế người ta còn thuê hẳn một người thợ cạo dự tiệc cưới của mình. Những dấu hiệu may mắn khác như là: cừu non, mèo đen, cóc, nhện và cầu vồng. Ngược lại, những dấu hiệu xui xẻo là: lỗ huyệt, lợn, thằn lằn, hay nghe tiếng gà trống gáy sau bình minh. Cả thầy tu và các bà xơ cũng là những dấu hiệu xấu vì họ là những người nghèo khó.

Phù dâu

Phù dâu thường mặc giống cô dâu cũng để đánh lạc hướng các linh hồn xấu.

Vật mua sắm đầu tiên

Người nào mua vật đầu tiên sau lễ cưới sẽ là người có vai trò làm chủ trong gia đình. Vì thế các chú rể thường mua ngay trâm cài đầu của các cô phù dâu ngay sau lễ cưới để đảm bảo vị trí của mình.

Bánh cưới

Ngày nay, cắt bánh cưới là một động tác quen thuộc trong các lễ cưới. Cả 2 vợ chồng cùng cắt bánh cưới để thể hiện họ sẽ cùng chia sẻ tương lai với nhau.

Ngày xưa người ta thường ném thật nhiều bánh ngọt vào người cô dâu như cách chúng ta tung hoa giấy ngày nay. Ngưòi Anh thường đặt một chiếc nhẫn ở trong bánh cưới. Vị khách nào ăn được khoanh bánh có nhẫn thì sẽ gặp hạnh phúc trong cả năm. Vị khách độc thân nào đặt một mẩu bánh dưới gối khi đi ngủ thì sẽ sớm tìm được người yêu, còn các cô phù dâu làm như thế thì sẽ mơ về chồng tương lai của mình.
Ở Yorkshire, khi cô dâu trên đường trở về nhà bố mẹ sau đám cưới, người ta sẽ ném đĩa bánh ra ngoài cửa sổ. Nếu đĩa vỡ, cô sẽ có tương lai hạnh phúc bên người chồng yêu quý của mình, còn nếu không, tưong lai cô sẽ rất mù mịt.

Hoa giấy Confetti

Confetti trong tiếng Ý có nghĩa là loại kẹo mà người Ý dùng để tung lên đôi vợ chồng mới cưới khi họ ra khỏi nhà thờ, như cách chúng ta sử dụng hoa giấy ngày nay. Nhiều nơi người ta dùng cả nho khô và cúc áo, cánh hoa, các loại ngũ cốc.

Giầy cưới

Phong tục nổi tiếng nhất liên quan đến giầy cưới của người Anh là buộc giầy ra sau chiếc xe cưới. Một phong tục khác là ngưòi bố vợ sẽ trao cho con rể tương lai một đôi giầy của cô dâu để chuyển giao trách nhiệm, và chú rể sẽ gõ giầy lên trán cô dâu để khẳng định quyền "làm chủ" của mình.

Tung hoa cưới

Sau buổi lễ, cô dâu sẽ tung bó hoa cưới qua vai ra đằng sau chỗ các cô gái chưa chồng. Cô gái nào bắt được bó hoa thì sẽ là cô dâu tiếp theo. Chú rể thì sẽ tung nịt bít tất của cô dâu vào đám thanh niên chưa vợ. Ai bắt được cũng sẽ là chú rể tiếp theo.

Bước qua ngưỡng cửa

Sau đám cưới, cô dâu sẽ đi vào nhà mới cưới qua cổng chính. Theo truyền thống, chú rể phải bế cô dâu qua cửa lần đầu tiên. Có nhiều lý giải khác nhau. Người thì nói rằng cô dâu sẽ xui xẻo nếu bị ngã khi bước vào nhà. Người thì cho rằng nếu cô dâu bước vào bằng chân trái đầu tiên thì cũng không may. Cách tốt nhất để tránh cả 2 điều này là chú rể bế cô dâu qua cửa.

Tuần trăng mật

hình ảnh từ hello chào

Cụm từ "Tuần trăng mật" bắt nguồn từ thời kỳ mà người đàn ông thường bắt cóc vợ chưa cưới của mình, và cả 2 sẽ trốn trong nhà trước khi cưới. Đôi trẻ sẽ tiếp tục trốn ở trong  nhà thêm một chu kỳ quay của mặt trăng nữa, và trong thời gian này họ sẽ uống rượu mật ong.

Ở Scotland, người ta thuê một phụ nữ đang có sữa để dọn giường cưới, cầu chúc đôi vợ chồng con đàn cháu đống. Ở Ireland, người ta trói một con gà mái đẻ vào chân giường đêm tân hôn cũng với mục đích tương tự. Ngoài ra, ăn quả trứng có 2 lòng đỏ cũng sẽ giúp đôi vợ chồng con cái đuề huề.

(Sưu tầm)

Real Friends - Simple Friends

...Người bạn thật sự - Người bạn bình thường


hình ảnh từ hello chào

A simple friend opens a conversation with a full news bulletin on his life. A real friend says, "What's new with you?"
Người bạn bình thường mở đầu cuộc trò chuyện bằng một bản tin đầy những tin tức về cuộc sống của họ. Người bạn thật sự hỏi "Bạn có gì mới không?"

A simple friend thinks the problems you whine about are recent. A real friend says, "You've been whining about the same thing for 14 years. Get off your duff and do something about it."
Người bạn bình thường nghĩ những vấn đề bạn than vãn chỉ mới gần đây thôi. Người bạn thật sự nói, "Bạn đã than vãn chuyện này suốt 14 năm rồi. Hãy nhấc mông lên và làm gì đó đi."

A simple friend has never seen you cry. A real friend has shoulders soggy from your tears.
Người bạn bình thường chưa bao giờ thấy bạn khóc. Người bạn thật sự có đôi vai đẫm nước mắt của bạn.

A simple friend doesn't know your parents' first names. A real friend has their phone numbers in his address book.
Người bạn bình thường không biết tên ba má bạn. Người bạn thật sự có số điện thoại của ba má bạn trong sổ danh bạ của mình.

hình ảnh từ hello chào

A simple friend brings a bottle of wine to your party. A real friend comes early to help you cook and stays late to help you clean.
Người bạn bình thường đem một chai rượu đến bữa tiệc của bạn. Người bạn thật sự đến sớm để giúp bạn nấu nướng và ở lại trễ để giúp bạn dọn dẹp.

A simple friend hates it when you call after he has gone to bed. A real friend asks you why you took so long to call.
Người bạn bình thường khó chịu khi bạn gọi điện mà anh ấy đã đi ngủ rồi. Người bạn thật sự hỏi tại sao bạn để đến giờ này mới gọi.

A simple friend seeks to talk with you about your problems. A real friend seeks to help you with your problems.
Người bạn bình thường lắng nghe những rắc rối của bạn. Người bạn thật sự tìm cách giúp đỡ bạn khỏi những rắc rối đó.

A simple friend, when visiting, acts like a guest. A real friend opens your refrigerator and helps himself.
Người bạn bình thường cư xử như khách khi họ đến thăm. Người bạn thật sự mở tủ lạnh nhà bạn và tự nhiên như ở nhà.

A simple friend thinks the friendship is over when you have an argument. A real friend knows that it's not a friendship until after you've had a fight.
Người bạn bình thường nghĩ tình bạn sẽ chấm dứt sau khi cãi vã với bạn. Người bạn thật sự biết rằng chưa đánh nhau chưa phải là bạn bè.

A simple friend expects you to always be there for them. A real friend expects to always be there for you!
Người bạn bình thường mong bạn sẽ luôn có mặt khi họ cần. Người bạn thật sự luôn mong có mặt bên cạnh bạn khi bạn cần!

Value of time (Giá trị của thời gian)

...the most valuable thing on earth!


To realize the value of ONE YEAR, ask a student who failed a grade.
Để nhận ra giá trị của MỘT NĂM, hãy hỏi một sinh viên ở lại lớp.

To realize the value of ONE MONTH, ask a mother who gave birth to a pre-mature baby.
Để nhận ra giá trị của MỘT THÁNG, hãy hỏi một bà mẹ sinh con bị thiếu tháng.

To realize the value of ONE WEEK, ask the editor of a weekly newspaper.
Để nhận ra giá trị của MỘT TUẦN, hãy hỏi tổng biên tập của một tờ báo tuần/tuần san.

To realize the value of ONE DAY, ask a daily wage laborer with kids to feed.
Để nhận ra giá trị của MỘT NGÀY, hãy hỏi một người làm công nhật có đàn con phải nuôi.

To realize the value of ONE HOUR, ask the lovers who are waiting to meet.
Để nhận ra giá trị của MỘT GIỜ, hãy hỏi những người yêu nhau đang chờ gặp mặt.

To realize the value of ONE MINUTE, ask a person who missed the train.
Để nhận ra giá trị của MỘT PHÚT, hãy hỏi người bị lỡ chuyến tàu.

To realize the value of ONE SECOND, ask a person who just avoided an accident.
Để nhận ra giá trị của MỘT GIÂY, hãy hỏi người vừa tránh được một vụ tai nạn.

To realize the value of ONE MILLI-SECOND, ask the person who won a silver medal in the Olympics.
Để nhận ra giá trị của MỘT PHẦN NGÀN GIÂY, hãy hỏi người vừa đoạt huy chương bạc ở Thế vận Hội.

Treasure every moment that you have! And treasure it more because you shared it with someone special, special enough to spend your time. And remember that time waits for no one.
Hãy trân trọng mỗi phút giây bạn có được! Và càng trân trong hơn vì bạn chia sẻ những phút giây đó với ai đó đặc biệt với mình, đặc biệt đủ để bạn bạn bỏ thời gian của mình ra. Và hãy nhớ một điều rằng thời gian không chờ ai cả.

hình ảnh từ hello chào
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery. Today is a gift. That's why it's called "The Present"!
Ngày hôm qua là quá khứ. Ngày mai là một điều bí mật. Ngày hôm nay là một món quà. Đó là lý do nó được gọi là "The Present (Hiện Tại/Món Quà)"!

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội

10 năm tới, mỗi năm sẽ có 6.000 nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản, đáp ứng nhu cầu mỗi xã phường có ít nhất một người làm nghề này để phát hiện sớm những phụ nữ, trẻ em bị bạo hành, giúp đỡ người yếu thế.

Sáng 5/8, tại buổi tập huấn về đề án phát triển nghề công tác xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, ông Nguyễn Văn Hồi, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, nhu cầu nhân lực làm nghề công tác xã hội của Việt Nam rất lớn. Ước tính 28% dân số có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội, gồm người nghèo, người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người bị bạo hành, và cả doanh nhân bị stress...
"Chúng ta đã có những người làm nghề này, như các nhân viên ở trung tâm bảo trợ xã hội, cán bộ phụ nữ làm công tác dân số trẻ em ở xã phường..., tuy nhiên cách làm việc chưa chuyên nghiệp. Họ phần đông là làm trái ngành nghề, làm kiêm nhiệm, mà thiếu các kỹ năng cần thiết", ông Hồi nói và khẳng định việc phát triển nghề công tác xã hội trong xã hội hiện đại là xu hướng tất yếu. 
Nhân viên một trung tâm đang dạy nói cho trẻ tự kỷ. Ảnh: Hoàng Hà.
Như ở Mỹ có tới 2 triệu nhân viên công tác xã hội. Họ xuất hiện mọi nơi, mọi lúc, ngay cả trong các phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho những người sử dụng dịch vụ. Mối quan hệ giữa nhân viên công tác xã hội và khách hàng rất bình đẳng, không phải là ban ơn, giúp đỡ và người sử dụng phải trả phí, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần.
Ông Hồi cho biết, mục tiêu của đề án phát triển nghề công tác xã hội là từ nay đến năm 2020 sẽ ban hành tiêu chuẩn ngạch bậc, lương, tiêu chuẩn đạo đức, nghề nghiệp đối với người làm nghề; hoàn thiện môi trường pháp lý để họ có thể hoạt động. Từ nay đến năm 2015, mỗi xã phường có 1-2 viên chức công tác xã hội, đến năm 2020 cả nước ó khoảng 60.000 viên chức làm nghề này.
Hiện cả nước có 500 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho người già neo đơn, trẻ em mồ côi, trẻ khuyết tật, nhiễm độc da cam và các trung tâm 05, 06 dành cho người nghiện ma túy, từng hành nghề mại dâm, với khoảng 35.000 nhân viên. Sắp tới, số này sẽ được đào tạo lại.
Hiện cả nước có khoảng 40 trường đại học đào tạo cử nhân công tác xã hội. Năm nay lần đầu tiên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ đào tạo trình độ thạc sĩ cho ngành nghề này.
Hồng Khánh

Việt Nam cần phát triển nghề công tác xã hội học đường

Tác giả http://molisa.gov.vn   
08:08, 16/06/2011
Đó là nội dung của Hội thảo “ Phát triển nghề công tác xã hội học đường” do Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Unicef Việt Nam tổ chức ngày 10/6, tại thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích của hội thảo là nhằm tìm ra các giải pháp xây dựng mạng lưới công tác xã hội (CTXH) học đường ở Việt Nam, bàn luận về tính thực tiễn công tác xã hội học đường, quá trình phát triển CTXH học đường trên thế giới, chia sẻ kinh nghiệm, tham khảo các mô hình CTXH học đường ở các địa phương hiện nay đang triển khai, một số giải pháp và kinh nghiệm rút ra từ ứng dụng CTXH tại một số trường THPT như: Trường THPT Phan Thanh Giản, Ba Tri (Bến Tre), Trường THCS Hùng Vương, Quận Bình Tân (TPHCM), Trường THPT Hiền Vương, Quận Bình Tân (TPHCM)…; vấn đề trẻ em bỏ học sớm và sự cần thiết của CTXH trong hoạt động ngăn ngừa trẻ bỏ học, vai trò và nhiệm vụ của nhân viên CTXH HĐ, xây dựng chương trình nội dung đào tạo cán bộ, nhân viên làm CTXH HĐ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Ths. Lê Chí An – Trưởng Bộ môn CTXH Khoa XHH&CTXH (Đại học  Mở TPHCM) cho biết: Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam cho thấy, không riêng Việt Nam mà các nước đang phải đối diện và giải quyết nhiều vấn đề trong trường học. Có thể thấy đó là vấn đề học sinh bỏ học, bạo lực trong học đường, vấn đề sức khỏe, nạn bắt nạt trong học sinh, bảo vệ học sinh, giúp học sinh thoát khỏi những tổn thương, mối quan hệ gia đình – học đường, vấn đề học sinh nhút nhát, ngăn ngừa học sinh bị gạt ra lìa, vấn đề tự tử, thấm vấn nhóm đồng đẳng, những hành vi không thích nghi, học sinh hiếu động, trẻ em dễ bị tổn thương…. Cần có biện pháp để giúp đỡ thông qua con đường CTXH học đường là thành công nhất.

Hiện nay, CTXH học đường ở trường học đã phát triển từ lâu và khá mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Các nước cũng đã giới thiệu nhiều mô hình và cách làm của họ bài bản và yêu cầu nhân sự CTXH trong lĩnh vực này cũng rất cao. Điển hình như tại Hoa Kỳ, ngay từ đầu CTXH học đường đã chú trọng cải thiện việc đến lớp của trẻ và mối quan hệ giữ gia đình và nhà trường. Nhân viên xã hội học đường còn đảm nhiệm các công việc với trẻ khuyết tật, những học sinh vô gia cư hoặc đóng vai trò là chuyên gia phòng ngừa.

Theo thống kê, có khoảng 20.000 nhân viên xã hội học đường làm việc tại Hoa Kỳ, tập trung nhiều nhất ở vùng Trung Tây của nước này. Ngày nay, hầu hết nhân viên xã hội học đường được các trường cấp quận tuyển dụng, với trình độ Thạc sĩ CTXH, nhân viên xã hội học đường làm việc trong các đội, nhóm đa ngành như: nhân viên giáo dục và ngành khác.

Còn ở Việt Nam, CTXH học đường đã được giới thiệu trong chương trình đào tạo cử nhân CTXH ở Việt Nam, mà Đại học Mở TPHCM là một trong những trường đi tiên phong nhất của cả nước về khởi xướng và đào tạo ngành này. Dự kiến, sắp tới trường Đại học Mở sẽ xây dựng chuyên ngành CTXH học đường cũng như CTXH trong lĩnh vực HIV/AIDS để đưa vào đào tạo cho sinh viên tại trường.

Để thúc đẩy việc đưa CTXH vào trường học, Khoa Xã hội học – Đại học Mở TPHCM với sự tài trợ của của Tổ chức Cứu trợ Thụy Điển ( SCS – Save the children Sweden) và sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã triển khai dự án thí điểm CTXH học đường ờ 2 trường  Chu Văn An (Quận 1) và Hưng Phú ( Quận 8) từ năm 1999 -2001. Tại mỗi trường có một nữ nhân viên xã hội làm việc thường xuyên với học sinh. Học sinh gặp bất kỳ vấn đề gì về học hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ thầy cô, vấn đề gia đình… đều có thể gặp nhân viên CTXH để bộc lộ nhằm được giúp đỡ. Nhân viên CTXH học đường đã áp dụng các phương pháp chuyên ngành của CTXH cá nhân, CTXH nhóm, tham vấn… để giải quyết vấn đề của trẻ có hiệu quả.

Trước khi kết thúc dự án thí điểm trên, một cuộc lượng giá đã chỉ ra những thành công công của việc đưa công tác xã hội vào trường học như cải thiện mối quan hệ giữa học sinh – học sinh – thầy cô giáo, giải quyết một số vấn đề cá nhân học sinh….

Ngoài ra, trong thời gian qua CTXH vào trường học, tổ chức SCS đã phối hợp hỗ trợ ngành dân số Gia đình và Trẻ em TPHCM xây dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8 trường thuộc các quận 3,8,10, Tân Bình, Gò Vấp đã mang lại hiệu quả rõ nét trong CTXH học đường hiện nay.

Điều đó cũng cho thấy, hiện nay ở TPHCM đã có nhiều trường học phổ thông đã quan tâm và đẩy mạnh mô hình này. Các trường cũng đã có tổ chức thâm vấn học đường và coi mô hình này như là biện pháp giúp học sinh “Hạ nhiệt” những vấn đề thuộc tâm lý nhưng chỉ trong khuôn khổ tâm lý chứ chưa thực sự là công tác xã hội. Theo mạng lưới công tác xã hội học đường thế giới thì nhân viên xã hội học đường là những người được huấn luyện đặc biệt để giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em, học sinh và gia đình cũng như các thầy cô giáo của các em trong các trường học.

Đánh giá về vai trò chức năng của CTXH học đường, TS. Lê Thị Mai, trường Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng: CTXH học đường có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý, đời sống và các mối quan hệ xã hội đối với học sinh. CTXH học đường được thực hiện thông qua quá trình tác động vào 4 đối tượng chính ở trường học, đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục khác. TS Mai cũng khẳng định nhân viên xã hội học đường là cầu nối giữ học sinh, gia đình, nhà trường để giúp các em có được điều kiện và phát huy khả năng học tập tốt nhất trong đời sống hiện nay. TS Mai cũng cho rằng, sự cần thiết của việc phát triển CTXH học đường trong bối cảnh xã hội hiện nay tại Việt Nam. Để phát triển nghề CTXH học đường, TS Mai cũng cho rằng cần nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý ở các Bộ, ngành để đưa vào chiến lược phát triển giáo dục, trong đó có ngành CTXH học đường.

Mặc dù, hiện nay cả nước đã có 34 trường được phép đào tạo ngành CTXH, song để có được một đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, làm việc có hiệu quả, ngoài chương trình đào tạo công tác xã hội tổng quan, cần phát triển một mạng lưới các chuyên ngành trên cơ sở nhu cầu xã hội. Ví dụ như ngành công tác xã hội học đường, đồng thời cần xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ để mỗi trường có đủ “biên chế” cho nhân viên xã hội như các nghề khác trong hệ thống nghề nghiệp hiện nay ở Việt Nam.

Nhìn nhận ở một góc độ nhà nghiên cứu, ThS. Đỗ Văn Bình cho rằng: ở Việt Nam, trong những năm qua các vấn đề xã hội của học sinh ngày càng có xu hướng gia tăng, vai trò giáo dục của gia đình, cộng đồng cũng như một số hạn chế của cơ chế chính sách giáo dục đã được nhiều chuyên gia cũng như toàn xã hội quan tâm phân tích, góp ý và một số thử nghiệm mô hình CTXH học đường đã được triển khai đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên, cho đến nay CTXH học đường vẫn còn tranh cãi và chưa hình thành, do vậy thiết nghĩ, các ngành chức năng cần gấp rút có những biện pháp để sớm hình thành nghề CTXH học đường ở Việt Nam.

Còn theo ông Lê Chu Giang – Trưởng phòng Bảo trợ Xã hội Sở LĐTBXH, TPHCM hiện nay có trên 400.000 người cao tuổi, hơn 43.000 người tàn tật, gần 20.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trên 13.000 hộ gia đình nghèo (theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm của thành phố), trên 15.000 người nghiện ma túy được tái hóa nhập cộng đồng, khoảng 80.000 đối tượng bảo trợ  xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng tại địa bàn quận, huyện. Trong khi đó, đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội chỉ có khoảng 5000 người, trong đó có 2000 người thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố, trên 1000 người thuộc phòng Lao động – TBXH quận, huyện, cán bộ LĐTBXH xã phường, thị trấn; khoảng 1000 người thuộc ngành Y tế, giáo dục, tư pháp; trên 500 người thuộc các Hội, đoàn thể; 500 người thuộc các cơ sở xã hội ngoài công lập; trên 100 người thuộc các tổ chức phi chính phủ.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội thì hầu như chưa được đào tạo bài bản, mà chỉ thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ hàng năm do Bộ, Sở và các dự án của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên xã hội này đã thực hiện “ Công tác xã hội” trong từng lĩnh vực, từng ngành, ở khu vực công lập, ngoài công lập phù hợp với hoạt động xã hội trong từng thời kỳ, đã góp phần đưa chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đi vào cuộc sống.

Có thể nói, đội ngũ cán bộ nhân viên xã hội còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản về công tác xã hội, nhất là cán bộ làm việc trực tiếp với đối tượng đã gây ảnh hưởng tới hiệu quả các chính sách xã hội trong quá trình triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Do vậy, việc xây dựng và phát triển nghề CTXH nói chung và CTXH đường nói riêng  là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến công tác trẻ em cũng như các chính sách bảo trợ xã hội trong bối cảnh hiện nay ở nước ta.

Ngoài ra, Hội thảo còn được nghe 12 tham luận của các đại biểu đến từ các trường Đại học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu xã hội học và công tác xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các em sinh viên đang theo học ngành CTXH thảo luận xoay quanh về vấn đề phát triển mạng lưới CTXH học đường hiện nay, các mô hình kinh nghiệm từ các địa phương trong CTXH, chương trình đào tạo nghề CTXH phù hợp với tình hình hiện nay, các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến ngành CTXH trong thời gia qua và chiến lược giáo dục, đặc biệt là ngành CTXH trong giai đoạn 2011 – 2020, như Đề án 32 của Chính phủ về phát triền nghề CTXH đã được ban hành trong tháng 3 vừa qua và một  giải pháp cũng như kiến nghị đến các Bộ, ngành về phát triển nghề CTXH học đường trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay./.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Kiểm soát lời tự nhủ trong nội tâm

Image
Bạn trở thành những gì bạn thường xuyên nghĩ đến nhất. Ralph Waldo Emerson lặp lại đề tài này khi viết “Một người sẽ trở thành những gì người ấy nghĩ đến suốt ngày.” Ngoài ra, bạn trở thành những gì bạn tự nhủ suốt ngày. Bạn có thể dùng sự ảnh hưởng của nó đến tư duy, cảm xúc và thái độ bằng cách dùng lời tự nhủ quyết tâm hoặc lời quả quyết tích cực. Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải cổ vũ cho chính mình và luôn tự nhủ với chính mình một cách quả quyết.
Thật ra những lời nói có ảnh hưởng rất mạnh tới việc quyết tâm thành công hoặc đi đến thất bại. Những lời nói có sức ảnh hưởng như thế có thể tăng hoặc giảm nhịp tim và huyết áp, tăng khả năng hô hấp và thậm chí thay đổi thành phần hóa học trong máu của bạn. Chúng có thể làm cho bạn vui hoặc buồn về một vấn đề nào đó trong chốc lát. Sự lựa chọn các lời nói bạn dùng khi tự nhủ thầm có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc bạn trở thành người lạc quan hay không thể lay chuyển và việc bạn hóa ra hoảng sợ. Và sự lựa chọn cho những lời bạn dùng có thể ảnh hưởng mạnh đến bạn.

Tránh để sợ hãi
Những người thường hay tự nhủ với chính mình theo cách tiêu cực, thì đến 95% những lời họ tự nhủ thường liên quan đến những điều sợ hãi, các vấn đề lo lắng, những chuyện bực mình, các mối lo âu…. Bạn càng giải thích và thanh minh với chính mình theo cách tiêu cực, bạn càng trở nên tiêu cực. Các nhà tâm lý học và các bác sĩ ngày nay đồng ý rằng suy nghĩ tiêu cực luôn làm cho bạn bị day dứt và nói về những điều làm cho bạn không vui là nguyên nhân chủ yếu của chứng trầm cảm và bệnh thần kinh và điều đó hoàn toàn không cần thiết.
Bạn không đủ sức đài thọ cho sự xa hoa của suy nghĩ tiêu cực. Nếu bạn biết suy nghĩ của bạn có thể làm hại đến sức khỏe và các mối quan hệ của bạn như thế nào, thì bạn sẽ phải quyết tâm suy nghĩ và chỉ nói về những điều bạn muốn trong suốt cuộc đời còn lại. Bạn không nên tự cho phép mình làm hoặc nói bất kỳ điều gì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho trí tuệ thuộc tiềm thức. Mọi thứ đều phải trả giá.
Brain Tracy - trích trong Làm giàu theo cách của bạn

Success is...

11
Image
Image
Success Is...
Attitude, more than aptitude.
Being happy with who you are.
Cultivating body, mind and spirit.
Doing what you love.
Embracing change.
Facing fear, finding faith.
Giving, without remembering.
Hard work, luck and perseverance.
an Inside job: go within.
Journeying, from the head to the heart.
Knowing anything is possible.
Letting go and going with the flow.
Making time for family and friends.
Never giving up on your dreams.
Overcoming life’s challenges.
Passion and peace of mind.
Quality more than quantity.
Receiving, without forgetting.
Seeing the best in others.
Trusting your intuition.
Understanding how precious life is.
Valuing honesty and integrity.
Waking up with a smile.
Xperiencing gratitude daily.
Your choice: it’s different for everyone.
Zestfully living, loving and laughing.

© Meiji Stewart. www.ABCPoems.com