Trước khi về hưu vào tháng 7/2008, Bill Gates đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Biết đâu nhờ học hỏi những lời khuyên bổ ích này, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?
1. “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”
-> Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.
2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”
-> Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.
3. “Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó.”
-> Thường thường, bạn không thể giàu có nếu chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học.
Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý cấp cao, bạn cần có cả hai: bằng tốt nghiệp trung học và tiền bạc.
4. “Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền.”
-> Đừng than vãn rằng sếp của bạn khó tính quá. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn bạn gặp phải đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm. Đơn giản là vì nếu không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm gì và nhanh chóng thất nghiệp. Và lúc này cũng sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
5. “Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ta thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng.”
-> Đừng quy thất bại của bạn cho định mệnh. Tất cả những gì bạn cần hiện giờ là giữ bình tĩnh và bắt đầu lại từ đầu.
6. “Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng "đáng chán" như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã.”
-> Bạn nên thể hiện lòng biết ơn của mình với bố mẹ vì đã dành phần lớn cuộc đời nuôi bạn khôn lớn. Sự “cổ lổ sĩ” của bố mẹ bạn ngày nay là cái giá họ phải trả cho sự lớn khôn của bạn.
7. “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu.”
-> Hãy tự nhủ rằng bạn luôn có thể trở thành người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu cho sự nghiệp của mình.
8. “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.”
-> Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.
9. “Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc.”
-> Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.
10. “Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy.”
-> Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011
8 bí quyết của người thương lượng lương cừ khôi
Thương lượng lương rất cần sự khéo léo và một chút “kỹ xảo”. Martin Yate, tác giả của quyển sách bán rất chạy “Knock ‘em Dead” nói: “Khi đến giai đoạn thương lượng lương, nhiều ứng viên lại không chuẩn bị trước”. Vì vậy để đạt được mức lương mơ ước, hãy chắc chắn là bạn đã hiểu rõ nghệ thuật thương lượng để chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn quan trọng này.
1. Tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu
Tìm hiểu mức lương. Rất nhiều ứng viên đã trúng tuyển nhưng không biết mức lương như vậy có thích đáng hay không. Theo Yate, biết được mức lương thực tế cho vị trí bạn đang ứng tuyển đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể biết được điều này bằng cách tham khảo thông tin từ thị trường lao động, từ những người có công việc giống bạn, hay từ những người quen làm việc trong công ty bạn ứng tuyển. Một cách dễ hơn là bạn có thể tìm hiểu mức lương trung bình dành cho vị trí ứng tuyển thông qua các thông báo tuyển dụng của một số công ty đăng trên các website việc làm.
Tuy nhiên bạn cũng cần phải trung thực và khách quan trong việc đánh giá khả năng thật sự của mình để đề nghị với NTD mức lương phù hợp với bạn nhất.
2. Kế hoạch “3 con số”
Để trở thành người thương lượng lương cừ khôi, bạn hãy nhớ nguyên tắc vàng là chuẩn bị thật kỹ kế hoạch cho buổi thảo luận. Yate khuyên: “Trước bất kì buổi phỏng vấn nào, bạn cũng cần lên kế hoạch ‘3 con số’. Con số đầu tiên thể hiện mức lương thấp nhất, là con số có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của bạn, ví dụ như thức ăn và nhà ở. Con số thứ hai là mức lương hợp lý bạn có thể kiếm được dựa trên kinh nghiệm và trình độ của bạn. Con số thứ ba là mức lương ‘trong mơ’, vượt xa mức lương mong đợi của bạn. Hãy ‘quên’ con số thứ nhất đi, vì điều đó rất riêng tư và không nên đem ra thảo luận. Lấy con số thứ hai và thứ ba làm cơ sở để thảo luận với NTD về mức lương mơ ước của bạn.”
3. Đừng là người đầu tiên nói về chuyện lương bổng
Yate khuyên “Nếu bạn là người đầu tiên trong buổi phỏng vấn nói về lương bổng trước thì buổi phỏng vấn sẽ rất khó diễn ra theo ý bạn muốn. Nếu NTD không ‘đả động’ gì về lương bổng, bạn có thể ngầm hiểu là bạn chưa thuyết phục họ được rằng bạn là ứng viên lý tưởng. Nghệ thuật ở đây là làm sao để NTD nhận ra rằng bạn là ứng viên sáng giá nhất. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ tiết kiệm tiền bạc hoặc tạo ra lợi nhuận như thế nào, và bạn sẽ cống hiến hết mình cho công ty ra sao...”
4. Thà đừng nêu ra câu hỏi nào còn hơn là…
Đừng bao giờ kết thúc buổi phỏng vấn bằng một câu hỏi về lương bổng. Hầu hết các NTD đều kết thúc buổi phỏng vấn của họ bằng cách hỏi bạn còn câu hỏi nào nữa không. “Điều tệ nhất bạn có thể làm là đưa ra một câu hỏi về lương. Điều đó cho thấy bạn không còn gì để nói về bản thân hoặc trình độ chuyên môn của mình nữa,” Yate cảnh báo.
5. Đơn giản là sự thật
Trong bài viết trước, bạn biết rằng nên trì hoãn việc thảo luận lương bổng cho đến khi bạn biết chắc 90% là mình được tuyển. Nếu NTD gặng hỏi bạn mong muốn mức lương bao nhiêu, bạn đừng nêu ra con số ngay lập tức và cũng đừng phóng đại. Yate khuyên ”Ứng viên nên nói rằng họ cần hiểu thêm về công việc trước khi thảo luận về vấn đề lương bổng. Hãy nêu ra vài câu hỏi với NTD để hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc.”
6. Làm NTD “toát mồ hôi”
Nên “quảng bá” cơ hội đầu quân của bạn với công ty khác là lời khuyên của Yate “Nếu bạn nhận được lời mời đi làm từ công ty khác, hãy biết cách khéo léo sử dụng điều này.” Đó chính là vũ khí để bạn ”cân não” NTD. Tuy nhiên, chỉ thực hiện kế hoạch này nếu bạn cảm thấy NTD thực sự cần bạn. Hãy nói với NTD là bạn thật sự muốn đầu quân cho họ, nhưng vừa mới nhận được lời mời đi làm từ công ty X. Đó là cách “thúc” NTD quyết định tuyển bạn ngay để không bỏ mất nhân tài.
7. Biết “kiềm chế”
Đừng đồng ý ngay với mức lương NTD đưa ra đầu tiên. Các công ty thường định sẵn ngân sách tuyển dụng cho vị trí họ cần tuyển, đi từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. Vì vậy, trừ phi mức lương NTD đưa ra vượt xa mức lương mơ ước của bạn, hãy tìm cách thương lượng thêm nếu có thể.
8. Đừng vội từ chối cơ hội chỉ vì mức lương
Bạn làm gì nếu bạn thật sự yêu thích công việc nhưng mức lương NTD đưa ra quá thấp? Yate khuyên: “Đừng từ chối vội. Hãy yêu cầu NTD cho bạn vài ngày để suy nghĩ. Đó là cách bạn ‘xi-nhan’ để NTD biết là bạn rất quan tâm đến vị trí đó. Sau đó bạn hãy gọi điện cho NTD để xem họ có thể nâng mức lương hay không trước khi bạn đưa ra câu trả lời cuối cùng.”
1. Tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu
Tìm hiểu mức lương. Rất nhiều ứng viên đã trúng tuyển nhưng không biết mức lương như vậy có thích đáng hay không. Theo Yate, biết được mức lương thực tế cho vị trí bạn đang ứng tuyển đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể biết được điều này bằng cách tham khảo thông tin từ thị trường lao động, từ những người có công việc giống bạn, hay từ những người quen làm việc trong công ty bạn ứng tuyển. Một cách dễ hơn là bạn có thể tìm hiểu mức lương trung bình dành cho vị trí ứng tuyển thông qua các thông báo tuyển dụng của một số công ty đăng trên các website việc làm.
Tuy nhiên bạn cũng cần phải trung thực và khách quan trong việc đánh giá khả năng thật sự của mình để đề nghị với NTD mức lương phù hợp với bạn nhất.
2. Kế hoạch “3 con số”
Để trở thành người thương lượng lương cừ khôi, bạn hãy nhớ nguyên tắc vàng là chuẩn bị thật kỹ kế hoạch cho buổi thảo luận. Yate khuyên: “Trước bất kì buổi phỏng vấn nào, bạn cũng cần lên kế hoạch ‘3 con số’. Con số đầu tiên thể hiện mức lương thấp nhất, là con số có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của bạn, ví dụ như thức ăn và nhà ở. Con số thứ hai là mức lương hợp lý bạn có thể kiếm được dựa trên kinh nghiệm và trình độ của bạn. Con số thứ ba là mức lương ‘trong mơ’, vượt xa mức lương mong đợi của bạn. Hãy ‘quên’ con số thứ nhất đi, vì điều đó rất riêng tư và không nên đem ra thảo luận. Lấy con số thứ hai và thứ ba làm cơ sở để thảo luận với NTD về mức lương mơ ước của bạn.”
3. Đừng là người đầu tiên nói về chuyện lương bổng
Yate khuyên “Nếu bạn là người đầu tiên trong buổi phỏng vấn nói về lương bổng trước thì buổi phỏng vấn sẽ rất khó diễn ra theo ý bạn muốn. Nếu NTD không ‘đả động’ gì về lương bổng, bạn có thể ngầm hiểu là bạn chưa thuyết phục họ được rằng bạn là ứng viên lý tưởng. Nghệ thuật ở đây là làm sao để NTD nhận ra rằng bạn là ứng viên sáng giá nhất. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ tiết kiệm tiền bạc hoặc tạo ra lợi nhuận như thế nào, và bạn sẽ cống hiến hết mình cho công ty ra sao...”
4. Thà đừng nêu ra câu hỏi nào còn hơn là…
Đừng bao giờ kết thúc buổi phỏng vấn bằng một câu hỏi về lương bổng. Hầu hết các NTD đều kết thúc buổi phỏng vấn của họ bằng cách hỏi bạn còn câu hỏi nào nữa không. “Điều tệ nhất bạn có thể làm là đưa ra một câu hỏi về lương. Điều đó cho thấy bạn không còn gì để nói về bản thân hoặc trình độ chuyên môn của mình nữa,” Yate cảnh báo.
5. Đơn giản là sự thật
Trong bài viết trước, bạn biết rằng nên trì hoãn việc thảo luận lương bổng cho đến khi bạn biết chắc 90% là mình được tuyển. Nếu NTD gặng hỏi bạn mong muốn mức lương bao nhiêu, bạn đừng nêu ra con số ngay lập tức và cũng đừng phóng đại. Yate khuyên ”Ứng viên nên nói rằng họ cần hiểu thêm về công việc trước khi thảo luận về vấn đề lương bổng. Hãy nêu ra vài câu hỏi với NTD để hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc.”
6. Làm NTD “toát mồ hôi”
Nên “quảng bá” cơ hội đầu quân của bạn với công ty khác là lời khuyên của Yate “Nếu bạn nhận được lời mời đi làm từ công ty khác, hãy biết cách khéo léo sử dụng điều này.” Đó chính là vũ khí để bạn ”cân não” NTD. Tuy nhiên, chỉ thực hiện kế hoạch này nếu bạn cảm thấy NTD thực sự cần bạn. Hãy nói với NTD là bạn thật sự muốn đầu quân cho họ, nhưng vừa mới nhận được lời mời đi làm từ công ty X. Đó là cách “thúc” NTD quyết định tuyển bạn ngay để không bỏ mất nhân tài.
7. Biết “kiềm chế”
Đừng đồng ý ngay với mức lương NTD đưa ra đầu tiên. Các công ty thường định sẵn ngân sách tuyển dụng cho vị trí họ cần tuyển, đi từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. Vì vậy, trừ phi mức lương NTD đưa ra vượt xa mức lương mơ ước của bạn, hãy tìm cách thương lượng thêm nếu có thể.
8. Đừng vội từ chối cơ hội chỉ vì mức lương
Bạn làm gì nếu bạn thật sự yêu thích công việc nhưng mức lương NTD đưa ra quá thấp? Yate khuyên: “Đừng từ chối vội. Hãy yêu cầu NTD cho bạn vài ngày để suy nghĩ. Đó là cách bạn ‘xi-nhan’ để NTD biết là bạn rất quan tâm đến vị trí đó. Sau đó bạn hãy gọi điện cho NTD để xem họ có thể nâng mức lương hay không trước khi bạn đưa ra câu trả lời cuối cùng.”
Chuyển hướng sự nghiệp giữa đường đời
Bạn có biết Eric Cantona? Huyền thoại bóng đá người Pháp này đã từ giã môn thể thao vua khi mới 30 tuổi, đang ở đỉnh cao phong độ, với lý do “đã mất niềm đam mê thi đấu”, dù bóng đá đã đem lại cho anh vinh quang và tiền bạc. Rời bỏ thể thao, anh theo đuổi niềm đam mê mới - nghệ thuật thứ 7 - với vai trò là diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim và đã đạt được thành công nhất định: bộ phim “Looking for Eric” do anh sản xuất và đóng vai chính được lọt vào vòng đề cử phim hay nhất giải Cành cọ vàng Liên hoan phim Cannes 2009.
Có thể bạn sẽ cho rằng vì Eric đã quá giàu rồi nên anh mới bỏ nghề dễ dàng như thế. Vậy tôi lại đưa ra một trường hợp khác: nữ văn sỹ J.K. Rowling của siêu phẩm Harry Potter. Bà đam mê viết sách và luôn ấp ủ ước mơ tạo nên một tuyệt tác, nhưng phải đến gần 10 năm sau, vào năm 1997, ở lứa tuổi trung niên, sau khi chấp nhận vô số công việc tạm bợ, bà mới hoàn thành tập đầu của bộ tiểu thuyết lừng danh.
Bây giờ bà được tôn vinh là “nhà văn Anh còn sống vĩ đại nhất” và cũng là người phụ nữ giàu nhất nước Anh.
Trải qua nhiều tháng ngày bình lặng với công việc và thu nhập ổn định, nay muốn thay đổi nghề nghiệp theo đam mê hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thường e ngại không biết con đường phía trước sẽ ra sao. Eric hay Rowling chính là nguồn động viên lớn lao đối với những ai đang muốn thay đổi sự nghiệp ở giữa đường đời. Hãy tự hỏi bạn có chấp nhận làm kẻ làng nhàng hay khát khao trở thành người đạt tới đỉnh cao trong nghề nghiệp? Một khi muốn làm lại thì dù muộn vẫn còn hơn không. Sau đây là những bước bạn nên làm nếu quyết định thay đổi:
1. Xác định nguyên nhân muốn thay đổi nghề nghiệp
Tại sao bạn muốn thay đổi nghề nghiệp? Vì buồn chán, vì nghề đang làm không phù hợp khả năng, chưa bao giờ yêu thích công việc ấy, lương/vị trí quá thấp so với năng lực, không có triển vọng thăng tiến, vì thấy ngành nghề khác hấp dẫn hơn… Bạn cũng cần suy xét kỹ, liệu mong muốn thay đổi nghề của bạn chỉ là nhất thời trong một phút giây bồng bột, hoặc bị stress do áp lực công việc…, hay bạn đã ấp ủ mong muốn thay đổi từ lâu.
2. Xác định rõ ngành nghề phù hợp với mình
Bạn muốn thay đổi hẳn công việc này để chuyển sang một nghề mới, hay muốn tự lập công ty riêng? Bạn thuộc kiểu người nào, nghệ sỹ hay thực tiễn, nghiên cứu…? Bởi ứng với mỗi kiểu người là một nghề nghiệp phù hợp. Sau khi xác định rõ những điều trên, bạn sẽ biết mình cần chọn công việc gì. Hẳn nhiên chọn việc theo đam mê luôn là gợi ý đầu tiên, nhưng đam mê phải gắn liền với năng lực. Bạn không thể đòi theo nghề báo chỉ vì thấy nghề này thú vị, được đi nhiều, tiếp xúc nhiều… trong khi bạn không có khả năng viết tốt; bạn cũng không thể muốn lập công ty riêng chỉ để bằng bạn bè khi điều kiện về vốn hoặc năng lực lãnh đạo của bạn không thể đáp ứng.
Việc xác định rõ công việc phù hợp rất quan trọng với bạn, bởi đây là mấu chốt để bạn có thể thành công khi bạn không còn trẻ và chuẩn bị bắt đầu lại từ đầu. Để việc xác định được chi tiết và khoa học, bạn có thể lập ra một danh sách các ngành nghề phù hợp với khả năng và ước muốn của bạn. Thường thì bạn nên tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè, tuy nhiên không phải khi nào họ cũng đúng, bởi họ sẽ tư duy theo logic thông thường, trong khi một “kẻ nổi loạn” muốn thay đổi sự nghiệp đã ổn định như bạn sẽ thiên về hướng đột phá. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bạn!
3. Bổ sung kỹ năng phù hợp cho công việc mới
Việc trau dồi kỹ năng cho công việc mới cần được bắt đầu từ trước khi bạn thay đổi nghề nghiệp. Nếu bạn chọn một nghề hoàn toàn mới, bạn sẽ phải học và học rất nhiều để có được kỹ năng chuyên môn đáp ứng đủ cho công việc. Những khóa học bồi dưỡng kỹ năng thường không chiếm nhiều thời gian và chi phí, nhưng chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, như cập nhật lượng kiến thức chuyên môn về công việc, tích lũy được kinh nghiệm trong nghề của những người đi trước, gia nhập mạng lưới nghề nghiệp từ lớp học… Dù từng là siêu sao thể thao, Eric Cantona đã phải tham gia nhiều khóa đào tạo diễn xuất và đạo diễn mới có được thành công bước đầu trong nghệ thuật thứ 7 sau nhiều lời chê bai. Không chỉ có đam mê, J. K. Rowling vốn rất giỏi văn học, tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và tiếng Pháp, đã tham khảo nhiều tư liệu cổ để có thể viết nên Harry Potter đầy hấp dẫn.
4. Tạo bước đệm trước khi chính thức “làm lại từ đầu”
Bạn có thể vừa học vừa làm như một “thợ tập sự” trước khi chính thức tham gia công việc mới. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng lĩnh vực bạn quan tâm từ các nguồn như Internet, bạn bè người quen, học hỏi từ những người đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đó để tham khảo kinh nghiệm của họ. Bạn cũng có thể tìm một công việc bán thời gian, hoặc tham gia tự nguyện những dự án có liên quan để có thêm kinh nghiệm cho công việc mới. Một khi bạn thấy tự tin với những gì mình đã nắm bắt và chuẩn bị, ấy là lúc bạn có thể tiến hành công việc mới mà bạn mong chờ.
Mọi thử thách đều có cái giá của nó, nếu chọn cách sống bình lặng, sẽ chẳng ai chê trách bạn, còn nếu đủ đam mê, tự tin và kiên nhẫn, bạn hãy chọn cách thay đổi để vươn lên. Con cá nếu chỉ tung tăng trong một cái ao nhỏ thì dù cố hết sức cũng chỉ được vẫy vùng trong chiếc ao nhỏ mà thôi, nhưng nếu nó được thả vào dòng sông thì một ngày nào đó, nó có thể bơi ra biển lớn.
Có thể bạn sẽ cho rằng vì Eric đã quá giàu rồi nên anh mới bỏ nghề dễ dàng như thế. Vậy tôi lại đưa ra một trường hợp khác: nữ văn sỹ J.K. Rowling của siêu phẩm Harry Potter. Bà đam mê viết sách và luôn ấp ủ ước mơ tạo nên một tuyệt tác, nhưng phải đến gần 10 năm sau, vào năm 1997, ở lứa tuổi trung niên, sau khi chấp nhận vô số công việc tạm bợ, bà mới hoàn thành tập đầu của bộ tiểu thuyết lừng danh.
Bây giờ bà được tôn vinh là “nhà văn Anh còn sống vĩ đại nhất” và cũng là người phụ nữ giàu nhất nước Anh.
Trải qua nhiều tháng ngày bình lặng với công việc và thu nhập ổn định, nay muốn thay đổi nghề nghiệp theo đam mê hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thường e ngại không biết con đường phía trước sẽ ra sao. Eric hay Rowling chính là nguồn động viên lớn lao đối với những ai đang muốn thay đổi sự nghiệp ở giữa đường đời. Hãy tự hỏi bạn có chấp nhận làm kẻ làng nhàng hay khát khao trở thành người đạt tới đỉnh cao trong nghề nghiệp? Một khi muốn làm lại thì dù muộn vẫn còn hơn không. Sau đây là những bước bạn nên làm nếu quyết định thay đổi:
1. Xác định nguyên nhân muốn thay đổi nghề nghiệp
Tại sao bạn muốn thay đổi nghề nghiệp? Vì buồn chán, vì nghề đang làm không phù hợp khả năng, chưa bao giờ yêu thích công việc ấy, lương/vị trí quá thấp so với năng lực, không có triển vọng thăng tiến, vì thấy ngành nghề khác hấp dẫn hơn… Bạn cũng cần suy xét kỹ, liệu mong muốn thay đổi nghề của bạn chỉ là nhất thời trong một phút giây bồng bột, hoặc bị stress do áp lực công việc…, hay bạn đã ấp ủ mong muốn thay đổi từ lâu.
2. Xác định rõ ngành nghề phù hợp với mình
Bạn muốn thay đổi hẳn công việc này để chuyển sang một nghề mới, hay muốn tự lập công ty riêng? Bạn thuộc kiểu người nào, nghệ sỹ hay thực tiễn, nghiên cứu…? Bởi ứng với mỗi kiểu người là một nghề nghiệp phù hợp. Sau khi xác định rõ những điều trên, bạn sẽ biết mình cần chọn công việc gì. Hẳn nhiên chọn việc theo đam mê luôn là gợi ý đầu tiên, nhưng đam mê phải gắn liền với năng lực. Bạn không thể đòi theo nghề báo chỉ vì thấy nghề này thú vị, được đi nhiều, tiếp xúc nhiều… trong khi bạn không có khả năng viết tốt; bạn cũng không thể muốn lập công ty riêng chỉ để bằng bạn bè khi điều kiện về vốn hoặc năng lực lãnh đạo của bạn không thể đáp ứng.
Việc xác định rõ công việc phù hợp rất quan trọng với bạn, bởi đây là mấu chốt để bạn có thể thành công khi bạn không còn trẻ và chuẩn bị bắt đầu lại từ đầu. Để việc xác định được chi tiết và khoa học, bạn có thể lập ra một danh sách các ngành nghề phù hợp với khả năng và ước muốn của bạn. Thường thì bạn nên tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè, tuy nhiên không phải khi nào họ cũng đúng, bởi họ sẽ tư duy theo logic thông thường, trong khi một “kẻ nổi loạn” muốn thay đổi sự nghiệp đã ổn định như bạn sẽ thiên về hướng đột phá. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bạn!
3. Bổ sung kỹ năng phù hợp cho công việc mới
Việc trau dồi kỹ năng cho công việc mới cần được bắt đầu từ trước khi bạn thay đổi nghề nghiệp. Nếu bạn chọn một nghề hoàn toàn mới, bạn sẽ phải học và học rất nhiều để có được kỹ năng chuyên môn đáp ứng đủ cho công việc. Những khóa học bồi dưỡng kỹ năng thường không chiếm nhiều thời gian và chi phí, nhưng chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, như cập nhật lượng kiến thức chuyên môn về công việc, tích lũy được kinh nghiệm trong nghề của những người đi trước, gia nhập mạng lưới nghề nghiệp từ lớp học… Dù từng là siêu sao thể thao, Eric Cantona đã phải tham gia nhiều khóa đào tạo diễn xuất và đạo diễn mới có được thành công bước đầu trong nghệ thuật thứ 7 sau nhiều lời chê bai. Không chỉ có đam mê, J. K. Rowling vốn rất giỏi văn học, tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và tiếng Pháp, đã tham khảo nhiều tư liệu cổ để có thể viết nên Harry Potter đầy hấp dẫn.
4. Tạo bước đệm trước khi chính thức “làm lại từ đầu”
Bạn có thể vừa học vừa làm như một “thợ tập sự” trước khi chính thức tham gia công việc mới. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng lĩnh vực bạn quan tâm từ các nguồn như Internet, bạn bè người quen, học hỏi từ những người đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đó để tham khảo kinh nghiệm của họ. Bạn cũng có thể tìm một công việc bán thời gian, hoặc tham gia tự nguyện những dự án có liên quan để có thêm kinh nghiệm cho công việc mới. Một khi bạn thấy tự tin với những gì mình đã nắm bắt và chuẩn bị, ấy là lúc bạn có thể tiến hành công việc mới mà bạn mong chờ.
Mọi thử thách đều có cái giá của nó, nếu chọn cách sống bình lặng, sẽ chẳng ai chê trách bạn, còn nếu đủ đam mê, tự tin và kiên nhẫn, bạn hãy chọn cách thay đổi để vươn lên. Con cá nếu chỉ tung tăng trong một cái ao nhỏ thì dù cố hết sức cũng chỉ được vẫy vùng trong chiếc ao nhỏ mà thôi, nhưng nếu nó được thả vào dòng sông thì một ngày nào đó, nó có thể bơi ra biển lớn.
Ngoại ngữ - Chiếc chìa khóa vàng khi tìm việc
Thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay. Trên thực tế, nhiều nhà tuyển dụng lớn, đặc biệt là ở các công ty đa quốc gia, thường xem trọng khả năng này. Giữa hai ứng viên có trình độ và kinh nghiệm ngang nhau, ưu thế thường nghiêng về phía người thạo ngoại ngữ.
Tiếp thị bản thân với kỹ năng ngoại ngữ
Trên thực tế, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, do đó, việc thông thạo một hoặc hai ngoại ngữ đang trở thành điều bắt buộc với mỗi ứng viên. Hiện tại, những ngoại ngữ thông dụng thường bao gồm tiếng Anh, Hoa, Nhật và gần đây nhất là Hàn Quốc.
Nếu bạn có thể nói trôi chảy một thứ tiếng, đừng quên ghi điều này vào hồ sơ tìm việc của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên ghi cụ thể cấp độ như sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp và chuẩn bị tinh thần để thể hiện khả năng này trong buổi phỏng vấn. Ngay cả khi nhà tuyển dụng tỏ vẻ không đặt nặng yêu cầu về ngoại ngữ, thậm chí không liệt kê kỹ năng này trong yêu cầu tuyển dụng, họ vẫn tin rằng những ứng viên giỏi ngoại ngữ thường là những người thông minh, lanh lẹ và dễ thích nghi với sự thay đổi.
Mặc dù hiện tại chưa có thống kê chính thức về tương quan giữa trình độ ngoại ngữ và mức lương, nhưng thực tế cho thấy cánh cửa cơ hội thường mở rộng hơn đối với những ứng viên khá ngoại ngữ.
Đầu tư vào kỹ năng
Nếu bạn có ý định đầu tư vào ngoại ngữ trong năm mới, hãy vững tin rằng đây là lựa chọn sáng suốt. Mặc dù mọi người vẫn nghĩ rằng học ngoại ngữ nên học khi còn nhỏ, nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng điều này chỉ đúng với việc học phát âm. Chuyên gia ngôn ngữ học Robert DeKyser khẳng định rằng khi học đến ngữ pháp, người lớn có khả năng tiếp thu nhanh hơn.
Học ngoại ngữ ngày nay rất dễ dàng. Có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ “mọc” lên khắp nơi, trên mọi thành phố. Nếu bạn không có nhiều thời gian để đi “thăm dò” từng trung tâm một, bạn có thể tìm thông tin qua mạng hoặc truy cập Edu.VietnamWorks.com – nơi có rất nhiều thông tin về các khóa học với những trung tâm uy tín.
Trong trường hợp bạn muốn củng cố lại kiến thức nhưng không có thời gian để tham gia các khóa học, bạn có thể vào các website dạy ngoại ngữ miễn phí như bbc.co.uk hoặc word2word.com.
Để học tốt một ngoại ngữ, bạn có thể sử dụng các bí quyết dưới đây:
- Dành thời gian đọc sách, báo bằng tiếng nước ngoài.
- Xem phim hoặc nghe radio bằng ngôn ngữ bạn đang cần học.
- Tiếp xúc với người nước ngoài có thể qua các website như mylanguageexchange.com hoặc friendsabroad.com
- Quan sát môi của người bản ngữ khi họ phát âm một, sau đó nhìn vào gương và cố gắng bắt chước như họ.
- Mua một quyển từ điển mini để tham khảo mỗi khi rãnh rổi.
Cuối cùng, bạn nên ghi nhớ một điều: khi học bất kỳ kỹ năng nào, kể cả ngoại ngữ, điều cần thiết là sự kiên trì. Hãy dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày để luyện tập và sau một thời gian, bạn sẽ thấy mình tiến bộ rõ rệt và cơ hội sẽ gõ cửa bạn nhiều hơn! Chúc bạn thành công!
Tiếp thị bản thân với kỹ năng ngoại ngữ
Trên thực tế, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, do đó, việc thông thạo một hoặc hai ngoại ngữ đang trở thành điều bắt buộc với mỗi ứng viên. Hiện tại, những ngoại ngữ thông dụng thường bao gồm tiếng Anh, Hoa, Nhật và gần đây nhất là Hàn Quốc.
Nếu bạn có thể nói trôi chảy một thứ tiếng, đừng quên ghi điều này vào hồ sơ tìm việc của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên ghi cụ thể cấp độ như sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp và chuẩn bị tinh thần để thể hiện khả năng này trong buổi phỏng vấn. Ngay cả khi nhà tuyển dụng tỏ vẻ không đặt nặng yêu cầu về ngoại ngữ, thậm chí không liệt kê kỹ năng này trong yêu cầu tuyển dụng, họ vẫn tin rằng những ứng viên giỏi ngoại ngữ thường là những người thông minh, lanh lẹ và dễ thích nghi với sự thay đổi.
Mặc dù hiện tại chưa có thống kê chính thức về tương quan giữa trình độ ngoại ngữ và mức lương, nhưng thực tế cho thấy cánh cửa cơ hội thường mở rộng hơn đối với những ứng viên khá ngoại ngữ.
Đầu tư vào kỹ năng
Nếu bạn có ý định đầu tư vào ngoại ngữ trong năm mới, hãy vững tin rằng đây là lựa chọn sáng suốt. Mặc dù mọi người vẫn nghĩ rằng học ngoại ngữ nên học khi còn nhỏ, nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng điều này chỉ đúng với việc học phát âm. Chuyên gia ngôn ngữ học Robert DeKyser khẳng định rằng khi học đến ngữ pháp, người lớn có khả năng tiếp thu nhanh hơn.
Học ngoại ngữ ngày nay rất dễ dàng. Có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ “mọc” lên khắp nơi, trên mọi thành phố. Nếu bạn không có nhiều thời gian để đi “thăm dò” từng trung tâm một, bạn có thể tìm thông tin qua mạng hoặc truy cập Edu.VietnamWorks.com – nơi có rất nhiều thông tin về các khóa học với những trung tâm uy tín.
Trong trường hợp bạn muốn củng cố lại kiến thức nhưng không có thời gian để tham gia các khóa học, bạn có thể vào các website dạy ngoại ngữ miễn phí như bbc.co.uk hoặc word2word.com.
Để học tốt một ngoại ngữ, bạn có thể sử dụng các bí quyết dưới đây:
- Dành thời gian đọc sách, báo bằng tiếng nước ngoài.
- Xem phim hoặc nghe radio bằng ngôn ngữ bạn đang cần học.
- Tiếp xúc với người nước ngoài có thể qua các website như mylanguageexchange.com hoặc friendsabroad.com
- Quan sát môi của người bản ngữ khi họ phát âm một, sau đó nhìn vào gương và cố gắng bắt chước như họ.
- Mua một quyển từ điển mini để tham khảo mỗi khi rãnh rổi.
Cuối cùng, bạn nên ghi nhớ một điều: khi học bất kỳ kỹ năng nào, kể cả ngoại ngữ, điều cần thiết là sự kiên trì. Hãy dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày để luyện tập và sau một thời gian, bạn sẽ thấy mình tiến bộ rõ rệt và cơ hội sẽ gõ cửa bạn nhiều hơn! Chúc bạn thành công!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)