Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Kiểm soát lời tự nhủ trong nội tâm

Image
Bạn trở thành những gì bạn thường xuyên nghĩ đến nhất. Ralph Waldo Emerson lặp lại đề tài này khi viết “Một người sẽ trở thành những gì người ấy nghĩ đến suốt ngày.” Ngoài ra, bạn trở thành những gì bạn tự nhủ suốt ngày. Bạn có thể dùng sự ảnh hưởng của nó đến tư duy, cảm xúc và thái độ bằng cách dùng lời tự nhủ quyết tâm hoặc lời quả quyết tích cực. Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải cổ vũ cho chính mình và luôn tự nhủ với chính mình một cách quả quyết.
Thật ra những lời nói có ảnh hưởng rất mạnh tới việc quyết tâm thành công hoặc đi đến thất bại. Những lời nói có sức ảnh hưởng như thế có thể tăng hoặc giảm nhịp tim và huyết áp, tăng khả năng hô hấp và thậm chí thay đổi thành phần hóa học trong máu của bạn. Chúng có thể làm cho bạn vui hoặc buồn về một vấn đề nào đó trong chốc lát. Sự lựa chọn các lời nói bạn dùng khi tự nhủ thầm có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc bạn trở thành người lạc quan hay không thể lay chuyển và việc bạn hóa ra hoảng sợ. Và sự lựa chọn cho những lời bạn dùng có thể ảnh hưởng mạnh đến bạn.

Tránh để sợ hãi
Những người thường hay tự nhủ với chính mình theo cách tiêu cực, thì đến 95% những lời họ tự nhủ thường liên quan đến những điều sợ hãi, các vấn đề lo lắng, những chuyện bực mình, các mối lo âu…. Bạn càng giải thích và thanh minh với chính mình theo cách tiêu cực, bạn càng trở nên tiêu cực. Các nhà tâm lý học và các bác sĩ ngày nay đồng ý rằng suy nghĩ tiêu cực luôn làm cho bạn bị day dứt và nói về những điều làm cho bạn không vui là nguyên nhân chủ yếu của chứng trầm cảm và bệnh thần kinh và điều đó hoàn toàn không cần thiết.
Bạn không đủ sức đài thọ cho sự xa hoa của suy nghĩ tiêu cực. Nếu bạn biết suy nghĩ của bạn có thể làm hại đến sức khỏe và các mối quan hệ của bạn như thế nào, thì bạn sẽ phải quyết tâm suy nghĩ và chỉ nói về những điều bạn muốn trong suốt cuộc đời còn lại. Bạn không nên tự cho phép mình làm hoặc nói bất kỳ điều gì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho trí tuệ thuộc tiềm thức. Mọi thứ đều phải trả giá.
Brain Tracy - trích trong Làm giàu theo cách của bạn

Success is...

11
Image
Image
Success Is...
Attitude, more than aptitude.
Being happy with who you are.
Cultivating body, mind and spirit.
Doing what you love.
Embracing change.
Facing fear, finding faith.
Giving, without remembering.
Hard work, luck and perseverance.
an Inside job: go within.
Journeying, from the head to the heart.
Knowing anything is possible.
Letting go and going with the flow.
Making time for family and friends.
Never giving up on your dreams.
Overcoming life’s challenges.
Passion and peace of mind.
Quality more than quantity.
Receiving, without forgetting.
Seeing the best in others.
Trusting your intuition.
Understanding how precious life is.
Valuing honesty and integrity.
Waking up with a smile.
Xperiencing gratitude daily.
Your choice: it’s different for everyone.
Zestfully living, loving and laughing.

© Meiji Stewart. www.ABCPoems.com

Vượt qua niềm tin giới hạn trong bạn

Image
Tâm trí tiềm thức không bao giờ cãi lời bạn. Nó tuân theo mọi mệnh lệnh có ý thức của bạn. nếu bạn nói: “Tôi không thể làm được điều này”, tâm trí, tiềm thức sẽ hành động để biến điều bạn nghĩ thành hiện thực. Vì vậy, hãy nghĩ theo cách tích cực hơn. Hãy ra lệnh rằng: “Tôi có thể làm được nó. Tôi muốn nghĩ rằng mình có thể”
- Tiến sĩ Joseph Murphy
 
Rất nhiều người trong chúng ta tin vào những điều có thể giới hạn thành công của chính mình. Có thể chúng ta tin rằng mình không có đủ năng lực, hoặc chúng có thể là những niềm tin về cái giá chúng ta phải trả cho thành công, niềm tin về cách chúng ta giữ quan hệ với mọi người, hay thậm chí là những suy nghĩ hoang đường phủ định lại các kết luận của khoa học. Vượt qua những niềm tin hạn chế này chính là bước đi tiên quyết để tiến tới thành công. Bạn có thể học cách nhận ra những niềm tin hạn chế này và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực hơn, những suy nghĩ có thể thúc đẩy thành công của bạn.
Bạn có đủ khả năng
Một trong những niềm tin hạn chế phổ biến nhất hiện nay của mọi người là họ luôn cho rằng mình không đủ khả năng để đạt tới mục đích của mình. Dù có được đào tạo kỹ lưỡng đến đâu, dù có hàng chục năm trong công việc, song chúng ta lại tự nói với mình rằng: Tôi không thể làm được. tôi không biết làm cách nào. Chẳng ai giúp tôi cả. tôi không đủ thông minh để thực hiện việc này…
Những suy nghĩ này đến từ đâu. Hầu hết là do những ảnh hưởng từ tuổi thơ để để lại. Khi chúng ta còn nhỏ, không cần quan tâm chúng ta có thể tự làm được hay không thì bố mẹ, ông bà hay những người trưởng thành khác đều bảo rằng: Không con yêu. Con không làm được đâu. Con còn quá nhỏ. Để mẹ lấy hộ. Có lẽ, năm sau con mới tự làm được.
Chúng ta giữ những suy nghĩ hạn chế này cho tới lớn. Và chúng càng được củng cố mỗi khi chúng ta gặp lỗi lầm hay thất bại trong công việc. Nhưng hãy cùng suy ngẫm xem điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể nói với mình rằng: Tôi có thể làm việc này. Tôi đủ khả năng để thực hiện nó. Có người đã từng làm được rồi. Nếu tôi không đủ kiến thức, tôi có thể học hỏi, người khác có thể dạy tôi.
Bạn hãy thay đổi niềm tin của mình theo hướng “Tôi có đủ khả năng, tôi có thể kiểm soát mọi việc”. thay đổi suy nghĩ có thể dẫn tới sự biến đổi từ “Tôi không thể” sang “Tôi có thể” để đạt được mọi điều tôi muốn trong cuộc sống.
Bạn có đủ năng lực và bạn xứng đáng với tình yêu
Tương tự như vậy, mọi người không tin rằng họ có đủ khả năng đương đầu với thử thách họ xứng đáng được yêu mến hai yếu tố chính cấu thành lòng tự trọng. Tin rằng mình có thể kiểm soát mọi việc trong cuộc sống đồng nghĩa với việc bạn không còn sợ hãi điều gì nữa. Hãy nghĩ về điều này! Chẳng nhẽ bạn chưa từng vượt qua thử thách nào trong cuộc sống – những thử thách khó khăn hơn nhiều so với bạn tưởng? Một người yêu quý bạn rời xa bạn mãi mãi, ly hôn, chia tay người yêu? Mất đi người bạn thân, thất nghiệp, mất tiền, mất đi danh tiếng, tuổi trẻ? Tất cả những điều này đều rất đau đớn, nhưng bạn vượt qua được nó. Và bạn cũng hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách khác trong đời. Mỗi lần bạn làm được, sự tự tin sẽ tăng lên.
Tin rằng mình xứng đáng với tình yêu có nghĩa là bạn tin rằng: Tôi xứng đáng được đối xử tốt, được tôn kính và trân trọng. Tôi xứng đáng được mọi người yêu mến. Tôi xứng đáng có được các mối quan hệ thân thiện và tốt đẹp. tôi sẽ có những gì mình đáng được hưởng. Tôi sẽ đạt được chúng dù phải bằng giá nào đi chăng nữa
Jack Canfield – trích trong Những nguyên tắc thành công
 

Niềm tự hào mang tên Ngô Bảo Châu

Image
Những ngày này, ở đâu cũng xốn xang với cảm xúc tự hào, niềm vui khôn xiết về một con người đã, đang và sẽ tiếp tục làm rạng danh dân tộc Việt Nam: Người đặc biệt Ngô Bảo Châu!
Vào trang “google search” gõ từ khóa về GS. Ngô Bảo Châu, tất cả những gì tốt đẹp và phi thường, tự hào và hãnh diện về một người con đất Việt cứ liên tục hiện ra… Thật tuyệt vời!
 
Nhìn những hình ảnh từ năm 2004, GS Ngô Bảo Châu cùng đồng nghiệp nhận giải thưởng Clay đã minh chứng cho sự thành công xuất sắc của “Bổ đề cơ bản Langland” và năm 2009, công trình nghiên cứu dày hơn 200 trang chứng minh hoàn toàn bổ đề này đã được tạp chí Time bình chọn là 10 sự kiện khoa học nổi bật năm 2009. Càng xem càng thấy cảm phục về một con người kỳ lạ, thiên tài!
Với công trình này, việc GS Ngô Bảo Châu nhận giải Field (được xem như giải Nobel trong toán học) đã làm rạng danh đất nước và con người Việt Nam bởi ngay cả các nước phát triển và có duyên với giải thưởng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... đến thời điểm này, vẫn chưa có ai vinh dự nhận được giải thưởng cao quý này. Rất tự hào Việt Nam!
Đọc những dòng tâm sự, chia sẻ chân tình của độc giả trên các trang thông tin về sự kiện này thấy lòng cứ nao nao, bồn chồn vào thời khắc GS nhận giải thưởng. Và tấm lòng người dân đất Việt lại suy nghĩ: Việt Nam có bao nhiêu. GS Ngô Bảo Châu? Nhiều người rất muốn GS sẽ sớm về nước.
Có người lại khẳng định một điều rằng Việt Nam chúng ta không ít nhân tài nhưng làm sao để phát hiện và bồi dưỡng mới là điều đáng nói? Họ mong sao nhà nước và Bộ GD&ĐT sẽ làm điều gì đó để thu hút người tài và giữ được người tài? Và khi họ đã thành tài rồi, về nước họ sẽ như thế nào? Liệu có được phát huy hết năng lực và có được điều kiện tốt nhất để yên tâm cống hiến hay không?
Hãy đọc dòng tâm sự của GS Ngô Bảo Châu để cùng suy ngẫm: “Sinh viên cần được chọn lọc gắt gao, nhưng cũng cần tạo cho họ những điều kiện học tập tốt nhất có thể. Chất lượng nghiên cứu và giảng dạy phải đặt lên hàng đầu, chứ không phải số lượng. Quy chế tuyển chọn giáo sư dài hạn hay ngắn hạn là việc rất quan trọng”.
Cũng theo GS Ngô Bảo Châu, cần tìm cơ chế thích hợp để tuyển được người xứng đáng, trả lương cho xứng đáng, và tạo điều kiện làm việc đàng hoàng. “Việc mời được các giáo sư đầu ngành sang giảng dạy, và tiếp theo gửi học sinh theo học họ là điều kiện bắt buộc để từng bước xây dựng một nền khoa học Việt Nam hòa nhập với luồng chính của khoa học thế giới”. Ai cũng mong sao những ước muốn có ý nghĩa và rất thật này sớm được thực thi?
GS Ngô Bảo Châu nói: Tôi dự định sẽ dành số tiền giải thưởng để trao học bổng cho các em giỏi mà không có tiền đi học đại học. Chỉ là đi học ở trong nước thôi, chứ cũng chưa nhất thiết phải đi học ở nước ngoài…
Một con người tuyệt vời! Niềm tự hào Việt Nam!

Image
Tổng thống Ấn Độ Patil trao giải thưởng cho giáo sư Ngô Bảo Châu. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Huy chương Fields do Nhà toán học Canada John Charles Fields sáng lập năm 1936, được trao bốn năm một lần cho các nhà toán học không quá 40 tuổi và có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực Toán học thế giới. Huy chương Fields được xem là “Giải Nobel Toán học”. 
Giáo sư Ngô Bảo Châu nổi tiếng với nhiều công trình khoa học ý nghĩa, trong đó có công trình Chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands. Tạp chí Time của Mỹ năm 2009 bình chọn công trình này của Giáo sư Châu là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu năm 2009. 
Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Ngô Bảo Châu từng là học sinh Trường thực nghiệm Giảng Võ và trường THCS Trưng Vương. Sau đó, ông học tại khối chuyên Toán Trường Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên giành hai huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
Khi mới 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam. Ông là Giáo sư toán tại Đại học Paris XI (Pháp) và làm việc tại Viện nghiên cứu Princeton, New Jersey (Mỹ).
Với sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Huy chương Fields, Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai tại Châu Á (sau Nhật Bản) có công dân được trao tặng giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực Toán học.
Theo Tiền phong, chungta.com

Compass Rose Suy ngẫm: Về mục tiêu

 

Tại sao cần phải có mục tiêu trong cuộc sống?

Thử hình dung bạn đang đi trên một con tàu do bạn tự lái trên biển. Nếu không có một đích đến rõ ràng, bạn sẽ lái tàu theo hướng nào? Và bạn sẽ làm gì trong những ngày giông bão hay biển động?
Hành trình cuộc đời của bạn cũng vậy. Hãy đọc lại các bài viết sau và đừng lãng phí cuộc sống của mình nếu chỉ biết mà không hành động:
(click vào tiêu đề để liên kết đến các bài viết)


“Nếu không có mục tiêu và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, bạn cũng giống như một con tàu ra khơi mà không có điểm đến.”
Fitzhugh Dodson

Image

“Bạn không thể tạo danh tiếng trên những điều bạn sẽ làm. Thật đơn giản, hãy tưởng tượng, tường thuật rồi bước ra ngoài đi vào thế giới và thực hiện điều đó.” 
Henry Ford

Compass Rose

Suy ngẫm: Về việc lựa chọn thái độ sống

19/09/2011
 

Thái độ sống của bạn đang ảnh hưởng đến tương lai như thế nào?




Có thể thay đổi thái độ sống được không?
Tất nhiên rồi, không ai có thể can thiệp được vào lựa chọn của bạn trừ chính bản thân bạn.
Vì thế, đừng lãng phí sức lực và thời gian vào việc than vãn, oán trách hay lo lắng cho hiện tại của mình mà thay vào đó, hãy xác định xem hôm nay, bạn có thể làm gì để tiến thêm một bước nữa tới gần hơn điều mà bạn luôn khát khao mong đợi. Hãy đọc lại các bài viết để tạo cho mình một thái độ tích cực với cuộc sống:
(click vào tiêu đề để liên kết đến các bài viết)


“Giới hạn duy nhất cho thành tựu của chúng ta trong tương lai sẽ là những mối ngờ vực của chúng ta hôm nay. Chúng ta hãy tiến về phía trước với niềm hi vọng mạnh mẽ và tích cực”
Franklin Delano Roosevelt

Image

“Con người tồn tại hay không tồn tại là do chính họ,
Do sự lựa chọn của chính họ.
Với sức mạnh, trí thông minh, tình yêu,
Và sự chủ đạo trong suy nghĩ
Con người nắm giữ chìa khoá của mọi tình huống.”
                                                                     James Allen

Compass Rose

8/13 – QUY LUẬT KIỀNG BA CHÂN

Sự độc lập về tài chính như một chiếc kiềng ba chân vững chãi gồm có: tiết kiệm, bảo hiểm và đầu tư.

Một trong những trách nhiệm chính của bạn đối với bản thân và những người xung quanh là xây dựng một pháo đài tài chính vững chắc trong quá trình làm việc, nhằm tạo một điểm tựa giúp bạn tránh các bất ổn về tài chính sau này. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần phân chia tài chính theo tỷ lệ phù hợp trong ba lĩnh vực: tiết kiệm, bảo hiểm và đầu tư.

Hệ quả thứ nhất:
Để đề phòng những điều bất lợi có thể xảy ra,bạn cần phải có khoản tiết kiệm tiền mặt tương đương với từ hai đến sáu tháng chi tiêu trung bình.
Mục tiêu tài chính đuầ tiên của bạn là tiết kiệm đủ tiền để có thể nuôi sống bản thân mình nếu chằng may bạn bị mất nguồn thu nhập trong vòng sáu tháng. Chính việc gởi số tiền tiết kiệm này vào một tài khoản cá nhân có lãi suất hàng tháng sẽ đem lại cho bạn cảm giác tự tin và thoải mái. Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và không phải lo lắng nhiều về những dự định tương lai khi biết mình luôn có sẵn khoản tiền dự trữ.

Một phụ nữ trẻ sau khi tham dự buổi hội thảo của tôi với chủ đề “tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền bạc” đã viết thư cho tôi một năm sau đó và kể lại câu chuyện thú vị về bản thân cô. Cô nói rằng trước kia chưa bao giờ cô phải cân nhắc đến tình hình tài chính thực tế của mình. Cô hầu như tiêu xài tất cả những khoản thu nhập có được, thậm chí thâm hụt thêm vào tài khoản thẻ tín dụng. Kết quả là cô luôn ở trong tình trạng nợ nần. Tuy nhiên, sau buổi hội thảo của tôi, cô thực sự nhận ra vấn đề và bắt đầu tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng của mình, khởi đầu với mức 5% và tăng dần lên sau đó. Chỉ trong vòng một năm, cô đã dành được số tiền tương đương với hai tháng thu nhập.

Trong lúc đó, công ty cô đang làm việc có một vài thay đổi về mặt nhân sự và cô phải làm việc với người sếp mới. Người sếp này luôn tỏ thái độ kẻ cả, trịch thượng, thường xuyên chỉ trích cô và luôn đặt ra yêu cầu làm việc quá mức. Sau một thời gian cô gắng chịu đựng, cô quyết định nghỉ việc vì không thể tiếp tục được nữa. Cô tâm sự với tôi rằng quyết định nghỉ việc là một bước đột phá của cô. Thật ra, cho đến tận lúc đó, cô vẫn còn thụ động và hầu như chấp nhận những gì cấp trên yêu cầu. Thế nhưng, khi không phải chịu áp lực về tài chính, cô đã tự tin đặt bản thân mình ở vị trí cao hơn và có trách nhiệm hơn về chính cuộc đời mình. Rõ ràng, nếu không có số tiền tiết kiệm trong tài khoản, cô sẽ không nghĩ đến việc từ bỏ công việc đáng chán và dành thời gian cho một công việc tốt hơn với mức lương cao hơn. Khi sống trong tâm trạng và môi trường như thế, dần dần cô sẽ đánh mất lòng tự trọng cũng như sự tự tin của mình.

Hệ quả thứ hai:
Bạn phải mua bảo hiểm đủ đề phòng bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra mà khoản tiết kiệm trong ngân hàng không đủ để chỉ tra.
Có lẽ nhu cầu sâu xa nhất của con người chính là ước muốn được an toàn và một trong những cách thức để đảm bảo sự an toàn chính là mua bảo hiểm để đối phó với những trường hợp khẩn cấp mà bạn không dủ sức trang trải. Hãy tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ để dự phòng cho bạn và người thân trong bất kỳ trường hợp cấp cứu hay tai nạn nào. Hãy mua bảo hiểm cho xe của bạn để đề phòng trường va quệt phải bồi thường theo trách nhiệm pháp lý. Hãy mua bảo hiểm nhân thọ để nếu có chuyện gì không may xảy ra với bạn, những người thân của bạn vẫn có thể ổn định được cuộc sống. Hãy tham gia các loại bảo hiểm về giáo dục để các con của bạn có một tương lai vững chắc…Trong tất cả các trường hợp, hãy đặt bản thân và những người thân yêu của bạn lên trên hết.
Hệ quả thứ ba:
Mục tiêu tài chính của bạn cần hướng đến là tích lũy vốn cho đến khi các khoản đầu tư đem lại cho bạn lợi nhuận nhiều hơn mức thu nhập từ công việc.
Cuộc đời của bạn được chia ra làm ba giai đoạn tương đối rõ ràng. Đầu tiên là những năm tháng học tập – quãng thời gian bạn lớn lên và được giáo dục học hành. Tiếp theo là khoản thời gian làm việc và kiếm tiền – khi bạn bắt đầu bước chân vào cuộc sống tự lập, thời gian này kéo dài khoảng bốn mươi năm. Cuối cùng là những năm thang nghỉ ngơi – giai đoạn bạn về hưu, không trực tiếp tham gia công việc.

Chiến lược tài chính thành công và hiệu quả nhất là khi số tiền bạn tích lũy từ các khoản tiết kiệm và đầu tư trong suốt thời gian làm việc đem lại lợi nhuận nhiều hơn mức thu nhập của bạn từng kiếm được từ công việc hằng ngày. Vào thời điểm nghỉ ngơi, bạn bắt đầu rút lui khỏi công việc và dành thời gian quản lý tài sản hiện có. Điều này giống như chiến lược hoạch định rất đơn giản của cả đời người, nhưng điều ngạc nhiên là rất nhiều người kết thúc giai đoạn làm việc ở tuổi 65 với số tài sản dành dụm được vô cùng ít ỏi. Hy vọng điều này sẽ không xảy ra với bạn.

Brain Tracy

Brian Tracy: Hãy có trách nhiệm với cuộc đời của bạn

Giới hạn duy nhất cho thành công của chúng ta trong tương lai sẽ là những mối ngờ vực của chúng  ta hôm nay . Chúng ta hãy tiến về phía trước với niềm tin mạnh mẽ và tích cực.
Chân lý vĩ đại
“Bạn có thể học bất cứ điều gì bạn cần học, thực hiện bất kỳ mục tiêu nào mà bạn đề ra cho mình”. Nguyên tắc này mang lại cho bạn một cách làm chủ tương lai của mình hoàn toàn. Khi tôi còn trẻ và phấn đấu, thất bại và nản chí, thì nguyên tắc này xuất hiện và thay đổi đời tôi.
Nói chung, không ai thông minh bằng bạn, và không ai giỏi hơn bạn. Đơn giản là vì một người nào đó thành công hơn bạn không có nghĩa là anh ta giỏi hơn bạn. Thường thì điều đó chỉ có nghĩa rằng anh ta vừa mới học được cách làm thế nào để thành công trong lĩnh vực đặc biệt của anh ta trước bạn đó thôi. Và bất kỳ việc gì mà một người khác đã làm, bạn cũng có thể làm được. Có rất ít giới hạn.
Đây không phải là một nguyên tắc dễ, nhưng nó hoàn toàn đơn giản. Bạn có thể học bất cứ điều gì bạn cần học để thực hiện bất cứ mục tiêu nào bạn đề ra cho mình. Khi tôi biết được chân lý này, tôi không sợ thay đổi công việc, thậm chí thay đổi ngay cả ngành công nghiệp. Tôi học các rao bán quảng cáo, đầu tư, xe hơi và các vật dụng văn phòng. Tôi làm việc trong ngành bán và cho thuê bất động sản và sau đó là ngành phát triển bất động sản. Kế đến tôi tham gia vào việc nhập khẩu và phân phối, rồi dịch vụ ngân hành, in ấn, tư vấn và sau cùng là nói chuyện, viết lách, ghi âm và huấn luyện.

Hãy học những gì bạn cần

Mỗi khi tôi tham gia vào một lĩnh vực mới tôi tìm học mọi điều gì có thể được về lĩnh vực đó, và rồi tôi áp dụng chúng càng nhanh càng tốt. Trước hết tôi lục tìm sách trong thư viện địa phương. Sau đó, tôi mua sách và gây dựng thư viện riêng. Tôi nghe băng cassette về vấn đề đang tìm hiểu và tham dự mọi cuộc thảo.
Khi tôi được 31 tuổi, tôi học và chuẩn bị, và dự kỳ thi tuyển vào một trường đại học lớn. Tôi đầu tư nhiều ngàn giờ vào việc học để lấy một văn bằng về ngành kinh doanh. Tôi học những vấn đề rắc rối của lý thuyết kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, thống kê, lý thuyết về xác suất, khoa học về quản lý, về kế toán. Tôi nghiên cứu ngành tiếp thị, quản lý, điều hành và hoạch định chiến lược. Tôi đâm ra say mê chuyện học hỏi.

Điều bí ẩn tuyệt vời

Tôi biết rằng người ra đã biết trước mình từ lâu rằng việc học hỏi là chìa khóa mở ra tương lai. Khi nhìn quanh mình, tôi rất ngạc nhiên thấy rằng rất ít người làm những gì mình đang làm. Hầu hết mọi người đều thú nhận rằng họ “đang sống với nỗi tuyệt vọng thầm lặng” (cách nói của H.D.Thoreau). Họ đang làm những công việc họ không thích, nhận những khoản tiền lương không xứng đáng với tiềm năng của họ, có những mối quan hệ không vừa ý, và có cuộc sống không đem lại sự thỏa mãn.
Tôi cố gắng nói cho họ biết rằng lối thoát cho họ là phấn đấu đi lên. Tôi đã nói cho ai chịu lắng nghe rằng họ có thể học bất cứ điều gì họ cần học để đạt được bất kỳ mục tiêu nào họ đề ra cho mình. Chẳng có giới hạn nào cả. Nhưng chẳng có mấy ai chịu lắng nghe.
Trích “Đời thay đổi khi tư duy thay đổi” – Brian Tracy

7 mẹo “đối phó” với tính trì hoãn công việc

Bạn có rất nhiều dự tính? Bạn có rất nhiều việc phải làm nhưng tính cách hay chần chừ, trì hoãn công việc khiến bạn chẳng thể hoàn thành kế hoạch theo đúng ý? 7 mẹo sau có thể giúp bạn loại bỏ được “kẻ phá đám” này.

7. Có tổ chức
Khi bạn không có tổ chức, không sắp xếp khoa học bạn sẽ lại trì hoãn việc mình muốn làm. Điều đầu tiên bạn muốn loại bỏ được tính trì hoãn đó là lên kế hoạch cụ thể và có tổ chức, khi làm được điều đó không có lý do gì mà bạn không thực hiện theo kế hoạch cả.
6. Có kỷ luật
Nếu không có kỷ luật, bạn sẽ lại “mướn cớ” để trì hoãn nó. Cần phải nói với bản thân rằng khi bạn nói bạn sẽ làm điều gì, thì bạn sẽ phải làm điều đó. Tự tạo cho mình những kỉ luật riêng và phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều bạn đưa ra.
5. Đặt thời hạn cho bản thân
Hãy tạo cho mình một đồng hồ thời gian và gia hạn cho mỗi công việc của mình. Đừng để “nước đến chân mới nhẩy”, bạn sẽ chẳng thể hoàn thành việc gì một cách trọn vẹn và thành công cả.
4. Kết thúc công việc bạn chưa hoàn thành
Bạn có một số nhiệm vụ chưa hoàn thành? Nếu bạn càng cố nguỵ biện và trì hoãn nó thì sẽ càng có thêm nhiều công việc không được hoàn tất. Hãy hoàn thành nốt những nhiệm vụ được giao trước khi bước sang làm một việc mới.
3. Mục đích của tiến bộ
Không có vấn đề gì nếu bạn luôn luôn có mục đích cho sự tiến bộ của mình. Nếu bạn không nhằm mục đích tiến bộ thì làm thế nào để bạn có thể mong đợi sự thành công? Nhớ rằng thiết lập một số mục tiêu và “tóm” lấy nó nhé.
2. Tự thưởng cho bản thân
Sau mỗi công việc hoàn thành, bạn nên tự thưởng cho mình. Điều này có thể bao gồm việc mua một bộ quần áo mới, đi ra ngoài dạo chơi, ăn ở nhà hàng bạn ưa thích hay bất cứ điều gì bạn mong muốn để tạo động lực cho bạn thân phấn đấu hơn nữa.
1. Dừng ngay câu nói: “ Tôi sẽ làm nó vào ngày mai”
Đừng bao giờ nói câu: “Ngày mai tôi sẽ làm nó”. Hãy loại bỏ ngay câu nói này ra khỏi suy nghĩ của bạn bởi vì ngày mai dường như sẽ không bao giờ tới.
Sự trì hoãn không phải là giải pháp tốt nhất cho bạn và nó có thể tạo ra thói quen xấu và là “kẻ thù” của công việc tuỳ thuộc vào mức độ bạn trì hoãn. Vì vậy hãy loại bỏ tính cách này để thành công hơn trong mọi công việc của bạn nhé.

5 cách giúp bạn không trì hoãn công việc


1. Xem xét một cách tổng thể, kĩ lưỡng vấn đề cần giải quyết
Bạn đang bận bịu với việc mua nhà và một phần công việc cần đến một người chuyên nghiệp, công tư phân minh nói rõ về vấn đề của công ty và cách giải quyết chúng. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn từ những người xung quanh như bạn bè thân thiết, cộng sự. Bạn sẽ phát hiện, công việc biên tập hay sắp xếp việc làm chỉ là việc thay đổi một vài chi tiết mà thôi.

2. Phân chia công việc thành từng bước cụ thể
Nếu bạn cần tham gia một buổi diễn thuyết, đây có vẻ giống như nhiệm vụ khó khăn nhưng thực tế nó là một chuỗi các công việc nhỏ tạo thành. Bạn cần chuẩn bị một bài diễn thuyết sắc bén, đầu tiên cần lập ra khung xương cho bài soạn thảo, tìm số liệu thống kê và sự kiện mấu chốt có liên quan, viết ra bản dự thảo và tiến hành thực tập, sau đó sửa lại chỗ cần thiết, cuối cùng là trình bày trước một vài người bạn và mong nhận được sự tư vấn hay ý kiến đóng góp từ họ.

3. Dự tính thời gian cụ thể cho từng bước
Chúng ta thường dành nhiều thời gian cho công việc mà bản thân không mấy yêu thích. Nếu bạn ghét công việc rửa bát và cho rằng mình cần bỏ ra hàng giờ đồng hồ cho công việc này nhưng cuối cùng bạn phát hiện, việc rửa bát chỉ chiếm khoảng thời gian chưa đầy 15 phút. Tương tự nếu bạn ghét những người hay buôn chuyện điện thoại, bạn cho rằng mình cần cả một ngày để gọi 5 cuộc điện thoại. Thực tế thì việc đó có thể chỉ cần đến 1 giờ đồng hồ mà thôi. Thay vì dành một tuần để hoàn thành công việc bạn chỉ mất 60 phút để xử lý chúng, điều đó chẳng phải rất tuyệt!

4. Việc đầu tiên cần nghĩ trong ngày là bạn có thể hoàn thành công việc ngày hôm đó
Hãy hoàn thành công việc của mình trước khi bỏ thời gian và công sức để kiểm tra hòm thư hay thậm chí chào hỏi đồng nghiệp của bạn. Nếu có thể hãy biến chúng thành công việc duy nhất trong bản biểu làm việc. Thông thường nếu không thích làm một công việc nào đó chúng ta sẽ bỏ lại chúng sau 20 mục tiêu khác. Đến khi hoàn thành công việc thứ 19 trong 20, chúng ta cảm thấy mình đã làm được một số việc hữu ích nhưng thực tế đó không phải là những việc thực sự cần xử lý. Không nên tự mãn với chính mình. Nếu bạn không động tay giải quyết hãy cố gắng ép mình, bạn sẽ có kết quả như mong đợi.

5. Tự thưởng
Trẻ con rất tự hào mỗi khi nhận được phần thưởng, tại sao bạn không tự cho mình có được điều đó? Nếu bạn hoàn thành công việc khó khăn trước thời gian qui định thì hãy dành cho mình thời gian còn lại trong ngày để thả lỏng và thư giãn. Tận hưởng thời gian nghỉ ngơi để có được cảm giác tích cực và thành tựu trong công việc, đó chính là động lực để bạn tiếp tục tạo nên thành công tiếp theo.

Ứng xử trước rủi ro

  Khi phải đương đầu với khó khăn bạn sẽ chọn cách ứng xử như thế nào? Bạn sẽ co mình lại để tránh xa những rủi ro có thể ập đến hay là sẽ dũng cảm đối diện đương đầu với nó?
Nền kinh tế Mỹ và thế giới tư bản đang gặp khó khăn , đừng nhìn nó như một rủi ro, hãy chấp nhận nó như một cơ hội. Trong tình hình nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, sẽ là chủ quan nếu nói rằng không có những tác động xấu đến Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và đó là cơ sở để tin rằng nếu chính phủ biết cách phòng ngừa hợp lý sẽ có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực đó.
Khi phải đương đầu với khó khăn bạn sẽ chọn cách ứng xử như thế nào? Bạn sẽ co mình lại để tránh xa những rủi ro có thể ập đến (tức là chọn giải pháp phòng thủ) hay là sẽ dũng cảm đối diện đương đầu với nó (chọn giải pháp tấn công)?
Đây có vẻ như là một câu hỏi dễ trả lời, mình dám cá đa số bạn bè khi nhận được câu hỏi này sẽ không mất nhiều thời gian để chọn phương án thứ 2. Đương nhiên rồi, lý do đơn giản là vì khi phải trả lời một câu hỏi chung chung như vậy, sẽ rất ít người chọn phương án thứ 1, phương án 2 có vẻ nghe hay hơn hẳn. Cách tốt nhất đối diện với khó khăn là vượt qua nó!
Nhưng từ một câu hỏi chung chung như thế đến câu hỏi cụ thể trong những tình huống thực tế lại là một khoảng cách lớn. Tôi dám chắc không phải ai cũng có thể mạnh mồm để chọn phương án 2. Liên hệ với tình hình kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua, lạm phát năm nay cao và được dự báo là năm sau tiếp tục ở mức cao (~ 26%) , 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phá sản, nền kinh tế vĩ mô chứa đựng những bất ổn. Chính sách cung tiền của chính phủ thay đổi xoành xoạch từ mở rộng (đầu năm rồi) sang thắt chặt (cuối năm rồi và đầu năm nay) và bây giờ đang có dấu hiệu cho thấy chính phủ dự định nới lỏng tiền tệ.
Những sự không nhất quán trong chính sách không hẳn là linh hoạt theo tín hiệu của thị trường như chính phủ vẫn thường giải thích mà nó bộc lộ rõ 2 nhược điểm: thứ nhất, các chính sách có độ trễ với tình hình thực tế dẫn đến đôi khi lại có những tác động tiêu cực hơn đến nền kinh tế. Thứ hai, các chính sách tài chính-tiền tệ đôi khi quá mạnh dẫn đến môi trường kinh tế bị bóp nghẹt thể hiện sự tính toán thiếu chuẩn xác trong khâu nghiên cứu môi trường của các Bộ và ngành.
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang gặp khó khăn , bên cạnh đó cái nhìn vào tương lai của giới đầu tư cũng ám màu ảm đạm do triển vọng kinh tế Mỹ mấy năm tới được dự báo là không mấy sáng sủa (sẽ có những tác động xấu đến kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam). Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những nỗi lo và cả nỗi sợ về một triển vọng kinh tế u ám trong tương lai sẽ có những tác động tiêu cực đến mình. Nhưng có một điều có vẻ hơi nghịch lý đó là tuy vẫn đề cập đến những khó khăn của Việt Nam nhưng nhiều tổ chức uy tín thế giới, nhiều quỹ đầu tư lớn và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá môi trường kinh tế Việt Nam đầy triển vọng và hứa hẹn bất chấp nền kinh tế thế giới có dấu hiệu khủng hoảng cục bộ. Tại sao trong khi chúng ta lo âu thì những người nước ngoài lại tự tin vào chính chúng ta? Tôi có thể không biết chắc thế nào là đúng nhưng lại dám quả quyết rằng họ không sai.
Điểm khác biệt giữa chúng ta và họ là cách suy nghĩ và ứng xử trước khó khăn. Không ai muốn khó khăn tìm đến với mình cả nhưng nếu nó đến hãy tìm cách vượt qua nó. Ứng xử như nhiều doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn có cả những doanh nghiệp lớn nữa đang chọn cách tồn tại là co mình lại phòng thủ.
Bản thân tôi không đủ trình độ để mạnh mồm khẳng định nhưng tôi tin là môi trường kinh tế khó khăn như thời gian vừa qua là sự cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam. Những doanh nghiệp lớn sẽ chỉ có những doanh nghiệp thực sự mạnh mới đủ sức vượt qua khó khăn này để tiếp tục tồn tại và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang có những biến động và sẽ có sự cơ cấu lại, những gì yếu kém còn rơi rớt lại từ thời kì trước thì bây giờ là thời điểm tốt để xoá sổ , những gì hợp lý, hợp thời đại, những ý tưởng mới - những giải pháp mới sẽ có nhiều không gian hơn để phát triển.
Nền kinh tế Mỹ và thế giới tư bản đang gặp khó khăn, đừng nhìn nó như một rủi ro, hãy chấp nhận nó như một cơ hội. Trong tình hình nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, sẽ là chủ quan nếu nói rằng không có những tác động xấu đến Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và đó là cơ sở để tin rằng nếu chính phủ biết cách phòng ngừa hợp lý sẽ có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực đó.
Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển nóng trong nhiêu năm nay (bắt đầu từ năm 2001 sau khi chính phủ gạt bỏ mối lo về cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 để mạnh dạn hội nhâp vào nền kinh tế thế giới) và đó là cơ sở để nhà đâu tư nước ngoài tư tin vào triển vọng của kinh tế Việt Nam. Sự đi xuống của nền kinh tế Mỹ và nhiều nước trên thế giới không nên nhìn nhận là tấm gương để chúng ta chỉ biết cảnh giác và đề kháng, nên nhớ sự khủng hoảng của Mỹ chỉ là tạm thời và nền kinh tế mỹ cũng như các nước tư bản sẻ trở lại sớm thôi và còn mạnh mẽ hơn cả bây giờ.
Thất bại của Mỹ chỉ là tạm thời nhưng đấy là cơ hội để các nước "tốp dưới" vươn lên, là cơ hội để Việt Nam tự chứng tỏ mình đủ khả năng và sẵn sang đón nhận những nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam như một môi trường đầu tư an toàn và triển vọng trong khi nền kinh tế thế giới đang bất ổn. Nếu biết ứng xử đúng cách, theo tôi đây là một cơ hội để Việt Nam vươn lên thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước phát triển.
Đừng sợ khó khăn và tránh xa rủi ro như tránh hủi, quan trong hơn là biết biến nó thành cơ hội, thành lợi thế của mình và đấy là cách ứng xử trước khó khăn. Thực ra, trong cuộc đời này không có gì là xấu hằn cũng không có gì là tốt hẳn, là xấu hay tốt phụ thuộc vào suy nghĩ cũng như cách ứng xử của mỗi người.
Một điều nữa mà tôi nghĩ là đúng trong kinh doanh và cả cuộc sống nữa, thất bại của người này thường là điểm khởi đầu cho thành công của người khác. Và cuộc sống là vậy, bạn phải vui vẻ chấp nhận nó trước khi muốn tìm được thành công thật sự!
Nguồn: doanhnhan.net

Nhân tố quyết định thành bại

  (Đọc thêm các bài viết trong chuyên mụctại địa chỉ www.khoinghiep.org.vn.)
Trong kinh doanh hiện đại, con người được xem là nhân tố mang tính quyết định đến sự thành bại của DN. Trò chuyện với DĐDN, bà Phạm Thị Mỹ Lệ - Đại biểu quốc hội khóa XIII, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty TNHH Mỹ Lệ (Bình Phước) về vấn đề này.
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ (đứng giữa) nhận danh hiệu Nữ Doanh nhân VN tiêu biểu 2010
- Với 18 năm giữ vị trí lãnh đạo DN, theo bà những tố chất cần thiết để khởi nghiệp là gì ?
Thứ nhất là sự quyết tâm của bản thân. Khi đã định hướng được mục tiêu thì mình phải sẵn sàng chấp nhận thử thách, đôi lúc còn phải hi sinh để đi đến mục tiêu đã đặt ra. Tôi có sở thích kinh doanh từ nhỏ. Và khi lập gia đình, quyết tâm này càng trở nên quyết liệt hơn - đó là cơ sở đầu tiên để tôi dấn thân vào kinh doanh.
Thứ hai là phải biết lựa chọn và nắm bắt cơ hội. Để làm được điều đó, phải  đánh giá được những điều kiện mình đang có, xác định điều gì là thiết thực nhất với DN của mình trong thời điểm đó. Trong kinh doanh, người dẫn đầu, khai phá một lĩnh vực mới sẽ đối mặt với không ít khó khăn. Do đó, nếu không đủ liều lĩnh, không đủ can đảm sẽ không dám làm.
Với cá nhân tôi, tôi nghĩ ưu thế của mình là sự mạnh mẽ, sự quyết tâm và một chút may mắn.
- Khi đã khởi nghiệp thành công, thì yếu tố nào sẽ giúp DN phát triển bền vững  ?
Tôi cho đó là yếu tố con người. Một nhà lãnh đạo dù có giỏi đến mức nào đi nữa thì cũng không thể tự làm hết mọi việc.  Do đó, nếu không có nguồn nhân lực tốt thì DN không bao giờ phát triển. Nhưng nhân sự phải cùng chí hướng. Còn đi theo con đường nào là trách nhiệm của người lãnh đạo. Đối với DN trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, người lãnh đạo không thể điều hành bằng cách ngồi đó và chỉ tay mà phải đồng hành vào thực tế cùng nhân viên, hướng dẫn, theo dõi và động viên họ làm việc.
- Vậy để xây dựng một đội ngũ nhân sự tốt, bà quan tâm đến điều gì ?
Tôi coi trọng những yếu tố như sự chăm chỉ, chịu có, có trách nhiệm, có tâm với công việc, sau đó mới từ từ hướng dẫn nhân viên của mình. Mỗi người một điểm mạnh, một điểm yếu, người lãnh đạo phải nắm được điều đó để sử dụng nhân sự hợp lý nhất. Yếu tố thành công cho một DN là nhân sự phải đi đầu.
Thực tế ở DN mình tôi thấy đa số các bạn trẻ ngày nay rất thông minh, được đào tạo kiến thức cơ bản nhưng thiếu kinh nghiệm. Khi tuyển dụng, các bạn có trình độ, tôi không thể sắp xếp các bạn làm "lính" được và các bạn cũng không chấp nhận làm "lính" mà phải làm lãnh đạo với yêu cầu mức lương cao. Tất nhiên, ở đây cũng có một điều nữa là, một DN địa phương như tôi rất khó để thu hút người tài, do điều kiện sống, rất nhiều người giỏi thường muốn ở lại làm việc tại các thành phố lớn.
Tôi cho rằng, kiến thức và trình độ rất quan trọng, nhưng đó mới chỉ là cửa ngõ đầu tiên để bạn phát triển trong nghề nghiệp. Khi khởi nghiệp, các bạn cũng nên lưu ý, trong 10 DN được mở ra thì chỉ có 1 DN thành công. Vì thế, các bạn trẻ không nên vội mà nên tích lũy kinh nghiệm trước khi bắt đầu đi vào con đường kinh doanh.
Nguồn: doanhnhan.net

Phương pháp đánh giá kết quả làm việc của nhân viên

  Với một người làm công tác nhân sự hay bạn đang đứng đầu một đội, một phòng ban trong tổ chức, việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên là một nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên có không ít nhà quản lý đã làm không tốt công tác này vì không biết rằng đây là công việc có tính chất con dao hai lưỡi.

Thực tế có nhiều doanh nghiệp đã xây dựng riêng cho mình hẳn một bộ Quy trình đánh giá nhân viên hoàn chỉnh nhưng đôi khi nó bị lạm dụng hoặc hiểu sai đi nên không thực sự phát huy hiệu quả. Từ chỗ chỉ là quy trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên nó bị biến thành công cụ để đánh giá con người của chính nhân viên đó. Làm thế nào để nhà quản lý có thể tách biệt giữa đánh giá công việc và đánh giá con người? làm thế nào để bạn có thể công tư phân minh không để những cảm xúc riêng tư chi phối công việc đánh giá? Làm thế nào để bạn có thể phát huy được nguồn lực nội tại, động viên nhân viên của mình tiếp tục cống hiến cho tổ chức? là những câu hỏi không dễ có lời đáp cho mỗi người quản lý. Ba bước gợi ý sau đây mong rằng sẽ giúp bạn giải đáp phần nào những khó khăn bạn đang gặp phải.

Hãy để nhân viên của bạn tự đánh giá về mình: Nhân viên của bạn dù ở bất cứ vị trí nào họ cũng đều có quyền được đánh giá kết quả làm việc của mình. Bạn là nhà quản lý, bạn không có quyền áp đặt sự đánh giá của riêng bạn mà quên đi quyền tự được đánh giá của người lao động. Hãy để nhân viên của bạn được quyền tự nhìn nhận kết quả công việc mà họ tạo ra theo một mẫu hướng dẫn chung của công ty trên cơ sở mục tiêu công việc mà họ đã cam kết. Chính trong quá trình đánh giá đó, bản thân nhân viên sẽ nhìn nhận được sự cố gắng cũng như những điểm chưa hoàn thiện của mình và chủ động có những giải pháp thay đổi. Trong bước này, điều quan trọng nhất bạn cần làm là hướng dẫn cụ thể và tránh áp đặt ý kiến của bạn lên nhân viên về cách thức đánh giá.

Bản đánh giá nhân viên của riêng bạn: Song song với việc bạn để nhân viên của mình đánh giá kết quả công việc của chính họ, bạn cũng cần có một bản đánh giá của riêng mình trên góc độ người quản lý. Bạn hãy cố gắng đừng để cảm xúc và những kỳ vọng ngoài khả năng với nhân viên ảnh hưởng tới quá trình này. Bạn cần tách biệt giữa đánh giá kết quả công việc với đánh giá bản chất con người nhân viên bởi đó không phải là công việc của bạn lúc này. Hãy căn cứ vào mục tiêu mà bạn và nhân viên đã thống nhất, hãy thẳng thắn nhìn nhận kết quả công việc mà họ tạo ra cho tổ chức. Bạn hãy thực sự công tâm cho dù mối quan hệ của bạn với nhân viên đó ở bất cứ tình trạng nào. Mỗi khi đánh giá nhân viên bạn cần nhớ nguyên tắc: ghi nhận kết quả làm việc trước, đề xuất các giải pháp thay đổi sau.

Hãy đàm phán với nhân viên để có một bản đánh giá công minh: Chắc chắn khi so sánh 2 bản đánh giá của bạn và nhân viên sẽ có những điểm khác biệt do sự khác biệt về góc nhìn và những kỳ vọng. Khi đó, nhiệm vụ của bạn là hãy đàm phán, phân tích để đi đến thống nhất với nhân viên của bạn về những điểm khác biệt. Trong giai đoạn này thường rất dễ xảy ra xung đột. Bạn cần khéo léo sử dụng kỹ năng đàm phàn và giao tiếp của mình để đánh giá đúng về kết quả làm việc của nhân viên cũng như động viên, khích lệ họ trong công việc.
Đánh giá kết quả làm việc chứ không phải bạn đang đánh giá phẩm chất của nhân viên là nguyên tắc bạn cần nhớ trong công tác này. Hãy khôn ngoan tách biệt cảm xúc ra khỏi công việc nếu bạn không ưa một nhân viên nào đó. Một kết quả đánh giá công việc công minh là đòn bẩy giúp bạn phát huy được khả năng đóng góp của những nhân viên dưới quyền. Nhưng ngược lại nếu bạn không tôn trọng các nguyên tắc trong đánh giá sẽ khiến nhân viên của bạn bất mãn và dời bỏ bạn bất cứ khi nào.

Nguồn:  VietnamLearning – GK Corporation

Kiến tạo thành công

Simon Sinek, tác giả của “Start With Why” đã lý giải cho câu hỏi “Tại sao có những công ty hay những cá nhân rất thành công?” bằng mô hình Golden Circle. Ông nói rằng, tất cả mọi người đều biết mình đang làm gì (What); một số người biết mình làm việc đó như thế nào (How), nhưng rất ít người biết vì sao họ phải làm những việc họ đang làm (Why). Và những người hiểu được vì sao họ làm một việc nào đó, sẽ là người thành công.

Khi nói đến “vì sao”, Simon không nói đến “lợi nhuận” hay “lương”, vì đó là kết quả của một hoạt động kinh doanh hay một công việc.  “Tại sao” ở đây có nghĩa là “mục đích sống”, là “niềm tin”, là “đam mê”. Chính niềm đam mê, niềm tin về những giá trị tốt đẹp sẽ thúc đẩy chúng ta hành động.
Golden Circle của Simon Sinek đã thuyết phục tôi về niềm tin và mục tiêu cuộc sống và công việc. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn ba bước cơ bản để bạn có thể thành công trong nghề nghiệp.

Mục tiêu và Đam mê 
Đầu tiên, bạn phải biết mình muốn gì?

Và vì sao mình muốn điều đó.
Khi sống có mục tiêu, bạn sẽ nhìn thấy hướng đi cụ thể và sẽ có động lực để vượt qua trở ngại và khó khăn. Cộng với niềm đam mê, bạn sẽ cảm nhận được hết ý nghĩa của công việc cũng như hương vị của cuộc sống khi đạt được mục tiêu đặt ra.
 Vậy làm thế nào để xác định được mục tiêu và đam mê? Bạn hãy trả lời những câu hỏi này:
1.    Tôi tin vào điều gì?
2.    Tôi muốn đem lại giá trị gì cho những người xung quanh tôi?
3.    Tôi thích làm những việc gì nhất? Vì sao?
4.    Những khoảnh khắc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất và nhiều năng lượng nhất?
Trả lời được những câu hỏi này, bạn thấy rõ hơn mục tiêu của mình trong phát triển nghề nghiệp. Ví dụ, “Tôi tin rằng một nền giáo dục tốt là nền tảng và bệ phóng cho tài năng. Tôi muốn làm việc tại những tổ chức giáo dục quốc tế để giúp cho các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận cơ hội học tập ở các nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới.”

 Tính cách nổi trội và điểm mạnh
Bạn biết mình thích làm gì, bạn tin vào mục tiêu của mình, nhưng bạn có biết liệu mình có khả năng để thực hiện mục tiêu đó không?
Tương tự, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:
1.    Tính cách nổi trội của tôi là gì?
2.    Điểm mạnh của tôi là gì? Tôi có khả năng gì đặc biệt?
3.    Mọi người xung quanh nói tôi làm tốt việc gì?
Từ đây bạn có thể xác định những đặc tính nổi trội của mình. Bạn đã biết mục đích sống, niềm tin, ý nghĩa cuộc sống, xác định được đam mê, hiểu được tính cách và thế mạnh của mình, bạn phải lên kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu.

Thực hiện mục tiêu
Brian Tracy nói “điều tạo nên sự khác biệt giữa một người thành công và một người bình thường chính là hành động.” Vậy bạn phải có một kế hoạch hành động để có thể thực hiện mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.
Trước hết, vẽ ra một sơ đồ bao gồm: vị trí của bạn hiện tại, mục tiêu của bạn, và những cột mốc để đạt được mục tiêu:
Ví dụ: Tôi yêu thích công việc hỗ trợ cho mọi người, tôi sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp giúp mọi người giải quyết khó khăn. Tôi tin rằng khi giúp khách hàng giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải, tôi góp phần giúp họ thành công hơn. Và tôi cảm thấy rất vui khi khách hàng hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
1.    Tôi biết rằng, một công việc dịch vụ khách hàng là một công việc lý tưởng với tôi.
2.    Mục tiêu của bạn: 1 vị trí dịch vụ khách hàng trong vòng 1 năm tới
3.    Vị trí hiện tại: nhân viên phòng hành chính
4.    Những điều tôi cần tìm hiểu và thực hiện:
-    Một công việc dịch vụ khách hàng đòi hỏi những gì?
-    Tôi đang có những kiến thức, kỹ năng gì? tôi cần bổ sung những kiến thức và kỹ năng nào trong vòng 6 tháng, 1 năm?
-    Tôi có thể tìm công việc dịch vụ khách hàng ở đâu?
-    Tôi phải chuẩn bị những gì để có thể tìm việc thành công?
Biết vì sao mình muốn đạt được một mục tiêu, xác định được công việc yêu thích và hiểu những điểm mạnh của mình, bạn đã đạt được một nửa thành công. Nửa thành công còn lại tùy thuộc vào bạn thực hiện kế hoạch của mình như thế nào.

Hà Huệ Chi
Director of Marketing & Operations
VietnamWorks

5 chữ E cho 1 sự nghiệp vững tiến

Bạn sắp bước qua cột mốc 5 năm trong sự nghiệp và đã đạt được những bước tiến đáng kể nhưng dường như mọi thứ đang dần chậm lại.
Là một người năng động, thích học hỏi những điều mới mẻ, bạn không bao giờ muốn dậm chân tại chỗ. Bạn cần một giải pháp để thoát khỏi tình trạng bão hòa này. Hãy mang theo 5 chữ E sau đến công sở mỗi ngày, đây chính là động lực cho những thành công mới.
1.    Enthusiastic – Nhiệt tình
Một khi bạn đã chán nản với công việc hiện tại, làm sao để tìm thấy sự nhiệt tình trong công việc? Đây chính là lý do tại sao bạn phải chủ động tạo ra sự nhiệt tình để đánh bật sự chán nản. Hãy bắt đầu bằng cách tự nói với bản thân rằng “Mình sẽ hào hứng làm tốt công việc này”.
Nếu bạn nghĩ “Công việc này thật chán”, bạn sẽ cảm thấy mất hết sinh khí và không còn hứng thú làm việc. Khi bạn thích những gì đang làm, sự nhiệt tình sẽ đến tự nhiên và thành công cũng vậy. Hãy “tấn công” công việc với sự nhiệt huyết và không lãng phí giây phút nào để thành công.

 

2.    Efficient – Hiệu suất cao
Một khi làm việc với sự nhiệt tình, bạn sẽ tìm được cách hoàn thành công việc tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Đó chính là làm việc hiệu quả.
Làm việc với hiệu quả cao cũng giúp bạn thể hiện năng lực của mình. Khi không ngừng phấn đấu để trở thành người làm việc hiệu quả nhất, sớm hay muộn thăng tiến là đều tất yếu với bạn. Hãy sử dụng tối đa năng lực của mình để thành công
3.    Excellent – Xuất sắc
Đây là chữ E làm bạn áp lực nhất, nhưng chính áp lực lại thúc đẩy bạn cố gắng hơn. Bạn không được hài lòng với kết quả tốt, hãy phấn đấu đạt kết quả xuất sắc trong tất cả những gì bạn làm. Đây chính là chìa khóa mở cửa thành công.
4.    Early – Đến sớm
Bạn có bao giờ nghĩ rằng đi làm sớm sẽ giúp bạn thăng tiến? Chính thói quen nhỏ này sẽ góp phần vào thành công của bạn. Đối với những công ty không quá khắt khe về thời gian làm việc, nhân viên thường đến trễ về sớm mà không biết rằng họ đang lãng phì cả thời gian của bản thân lẫn công ty.
Buổi sáng chính là lúc cơ thể bạn tràn đầy năng lượng, vậy hãy bắt đầu một ngày làm việc mới thật sớm để tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng này. Giải quyết dứt điểm những việc khó nhất vào buổi sáng sẽ làm bạn hưng phấn hơn và ngày làm việc sẽ không còn chán nản như bạn nghĩ.
5.    Easy – Dễ chịu
Bạn có muốn làm việc với một người hay than phiền, cằn nhằn về những chuyện nhỏ nhặt? Hãy làm việc một cách dễ chịu. Dễ chịu ở đây không có nghĩa là làm qua loa cho xong việc, không quan tâm đến kết quả đạt được mà hãy cởi mở, thân thiện với đồng nghiệp và làm việc với một tinh thần lạc quan.
Khi bạn dễ chịu với đồng nghiệp, họ cũng sẽ vui vẻ với bạn. Môi trường làm việc thân thiện giúp tinh thần thoải mái, năng suất làm việc cao hơn và kết quả công việc tốt hơn.
Bạn không cần phải lên một kế hoạch quá phức tạp và khó khăn để thăng tiến. Năm thái độ lạc quan trên sẽ mang lại kết quả khả quan cho sự nghiệp đang hồi bão hòa của bạn.

Giao tiếp tốt – Chìa khóa đến thành công

Bạn có biết giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. Vậy thế nào là giao tiếp tốt? Đó là khi những điều bạn muốn nói được truyền đạt một cách rõ ràng và chính xác đến người nghe.
Đây là một kỹ năng có thể học hỏi và rèn luyện theo thời gian. Nếu bạn luyện tập thường xuyên những nguyên tắc sau trong giao tiếp, bạn sẽ nói chuyện thuyết phục hơn và có khả năng gây ảnh hưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào với bất kỳ ai từ sếp, đồng nghiệp đến khách hàng.
A. Sự chuẩn bị
1. Nguyên tắc 3T
• Think before speaking – sự thận trọng, cân nhắc kỹ càng trước khi nói giúp bạn không rơi vào những tình huống khó xử
• Think on paper – viết ra giấy những điều quan trọng bạn muốn nói để không bỏ sót bất kỳ điểm nào
• Take time – dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho những cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn sẽ diễn đạt hết những gì mình muốn nói và có thể ứng đối kịp thời khi rơi vào trường hợp bất ngờ hay lúng túng


Giao tiếp tốt – Chìa khóa đến thành công 

2. Thời điểm – chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện sẽ giúp bạn đạt kết quả như mong muốn. Ví dụ, bạn muốn nhờ đồng nghiệp giải quyết một rắc rối, đừng chọn lúc họ đang phải giải quyết những khó khăn của họ, họ sẽ không có thời gian và tâm trí để giúp bạn.
3. Con người – bạn nên quan sát  tâm trạng và khả năng lĩnh hội của người mà bạn muốn nói chuyện trước khi mở lời. Khi tâm trạng tốt, người ta sẽ cởi mở và dễ chấp nhận/tiếp thu ý kiến của người khác. Stress, sự mệt mỏi và lo lắng sẽ làm họ thiếu tập trung và không thoải mái khi nói chuyện. Vì vậy, bạn nên bắt đầu bằng câu hỏi như “Anh/Chị có rảnh để nói chuyện một chút không?” hay “Bạn có thể cho tôi 10 phút để nói chuyện, được không?”. Nếu họ bận, bạn nên hẹn một thời điểm khác thuận tiện cho họ.
4. Những yếu tố cản trở việc giao tiếp – như nhạc, tiếng ồn, ánh sáng quá chói, tranh ảnh gây mất tập trung, người ra vào thường xuyên… loại bỏ những yếu tố này giúp cuộc nói chuyện thoải mái và tập trung hơn, đặc biệt khi bạn cần nói chuyện để giải quyết những vấn đề quan trọng. Hãy nhớ rằng, 10 phút tập trung vào câu chuyện sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề hơn là 30 phút nhưng bị gián đoạn bởi những yếu tố xung quanh.
B. Sự rõ ràng
1. Nguyên tắc 3S: giúp bạn tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp và để mọi người hiểu rõ bạn muốn gì.
• Say what you mean – nói điều bạn nghĩ, sử dụng ngôn từ, câu chữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
• Say what you want – nói điều bạn muốn, đưa ra yêu cầu/ý kiến/mong muốn của mình một cách rõ ràng và trực tiếp
• Say what you feel – nói điều bạn cảm nhận
2. Nói ít hiểu nhiều: nói chậm rãi và bạn có thể dùng những câu nói thông dụng để diễn đạt ý của mình. Ví dụ, bạn có thể dùng câu “Tiền nào của nấy” để diễn đạt ý giá cả đi liền với chất lượng và ngược lại.
C. Sự lắng nghe
Để cuộc nói chuyện đi đến kết quả như bạn mong muốn, bạn cần đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh của người bạn đang nói chuyện để hiểu họ hơn. Lắng nghe giúp bạn hiểu được những điều họ nói và cả những điều họ không nói ra. Để hiểu được đối phương bạn cần:
1. Tập trung vào người đang nói, hướng người về phía trước thể hiện bạn đang lắng nghe họ. Không nên ngắt lời, đưa ra nhận xét hay bình phẩm khi họ đang nói.
2. Khi người nói vừa dứt lời, đừng nên đáp lại ngay. Dừng lại một lúc trước khi nói giúp bạn hiểu người nói ở mức độ cao hơn.
3. Đặt câu hỏi. Bạn không nên nghĩ rằng mình hiểu hết những gì mới nghe thấy. Nếu có bất kỳ khúc mắc nào, đừng ngại hỏi lại “Có phải ý bạn là…?”. Nếu không chắc những gì mình đã nghe hãy lập lại những lời đó để xác nhận với người nói, ví dụ “Bạn đã nói… Như vậy có đúng không?”.  Những câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh hiểu nhầm và cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe của bạn.
D. Dành thời gian để người nghe tiếp nhận thông tin
Ai cũng cần thời gian để tiếp nhận những thông tin mới, đặc biệt là những thông tin hay ý kiến yêu cầu họ thay đổi thói quen hay quan điểm của mình. Theo tự nhiên, ai cũng nói “Không” trước sự thay đổi hay ý kiến mới. Chính vì vậy, hãy dành cho người nghe khoảng 72 giờ để tiếp nhận và suy nghĩ về những thông tin này.
Vì bản chất con người là không thích thay đổi nên khi mở lời về những ý tưởng mới, bạn nên chọn cách tiếp cận như sau: “Tôi đang nghĩ không biết mình có thể thực hiện/giải quyết vấn đề này theo hướng này được không? Anh thấy sao?”. Khi bạn không áp đặt chủ kiến của mình thì người nghe sẽ thấy cởi mở và thoải mái hơn khi lắng nghe bạn.
Cuối cùng, để giao tiếp tốt, cơ bản là bạn phải đặt trọng tâm vào người mà bạn đang nói chuyện và tập trung vào câu chuyện. Hãy cởi mở, thân thiện và lịch sự để những cuộc gặp gỡ không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề nào đó mà còn mang lại cho bạn những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc lẫn trong cuộc sống!
Tăng Trị Trọng
National Sales Director
VietnamWorks

3S cho một buổi thuyết trình ấn tượng

Steve Jobs được xem là “phù thủy công nghệ”, và ông cũng được biết đến như là bậc thầy của nghệ thuật thuyết trình. Trên sân khấu, ông thu hút toàn bộ sự chú ý của khán giả mà không cần những slide dày đặc chữ hay những biểu đồ phức tạp. Ông thành công nhờ cách kể chuyện sáng tạo và thú vị, tạo cảm hứng cho người nghe với từng con số, từ ngữ hay hình ảnh minh họa. Kỹ năng thuyết trình hoàn toàn có thể luyện tập. Nếu bạn nghiêm túc tuân theo nguyên tắc 3S dưới đây, bạn sẽ nằm trong nhóm 1% những người thuyết trình hiệu quả như Steve Jobs.

Story – Một câu chuyện thuyết phục
Bộ não của chúng ta có khuynh hướng ghi nhớ những câu chuyện có kịch tính, cao trào tốt hơn là những lời nói suông. Chính vì vậy, hãy xây dựng kịch bản cho bài thuyết trình của bạn như một câu chuyện, có mục tiêu, có cao trào, có đấu tranh và có kết quả.
Đầu tiên, câu chuyện bắt đầu bằng một tựa đề (headline). Tựa đề của bài diễn thuyết của bạn nên ngắn gọn, dễ nhớ và chuyển tải ý chính của cả câu chuyện.


Steve luôn định vị những sản phẩm của ông với một câu vừa vặn với một post của Twitter (140 ký tự), ví dụ, với MacBook Air, ông định vị nó là “the world’s thinnest notebook.” – notebook mỏng nhất thế giới. Và đây cũng là tựa đề cho bài thuyết trình giới thiệu MacBook Air của ông. Ngắn, đơn giản và ấn tượng!

Khi lên ý tưởng cho bài thuyết trình, bạn nên tập trung vào tối đa ba điểm chính. Những thông điệp này cần được sắp xếp theo trình tự logic và rõ ràng. Ngoài ra, trước khi trình bày, bạn nên cho người nghe biết mục tiêu của bài thuyết trình. Ví dụ: “Để giúp bạn hoàn thiện kỹ năng thuyết trình, hôm nay tôi sẽ giới thiệu 3 yếu tố làm nên một bài thuyết trình hiệu quả.” Như vậy, bạn sẽ giúp người nghe hình dung câu chuyện dễ dàng hơn. Với mỗi ý chính, bạn nên có ví dụ cụ thể để minh họa để câu chuyện của bạn sinh động hơn; và chắc chắn người nghe sẽ nhớ lâu hơn.
Kết thúc câu chuyện, bạn nên tóm tắt lại và nhắc lại mục tiêu đối với người nghe.

Slides – Những slide đơn giản
Chúng ta có khuynh hướng để càng nhiều chữ lên slide càng tốt. Tuy nhiên, bộ não chúng ta thường chỉ làm tốt được một việc trong một thời điểm; chẳng hạn, một người khó có thể vừa nghe vừa đọc cùng một lúc. Chính vì vậy, nếu bạn muốn người khác nghe mình, đừng bắt họ đọc chữ trên slide.
Khi Steve Jobs thuyết trình, những gì người ta thấy là một màn hình rộng, với hình ảnh nổi bật, một con số hoặc một biểu đồ đơn giản. Hãy nhớ, “một bức ảnh hơn ngàn lời nói”, hãy tận dụng sức mạnh của hình ảnh thay cho ngôn từ. Nhưng bạn nhớ dùng hình ảnh chất lượng cao.

Theo “Presentation Zen” – một cuốn sách thú vị về thuyết trình, bạn không nên sử dụng hình vẽ clipart cũng như những mẫu PowerPoint có sẵn vì khán giả của bạn đã chán ngấy những hình ảnh cũng như họa tiết thịnh hành từ những năm 1990. Khi cần thiết, bạn nên xen kẽ hình ảnh và âm nhạc hay những đoạn phim ngắn để làm cho câu chuyện của bạn trở nên sinh động hơn.
Số lượng slides phụ thuộc vào độ dài của “câu chuyện”, nhưng mỗi ý chính chỉ nên sử dụng một slide. Nếu phần nào có nhiều dữ liệu cần trình bày, bạn có thể chia thành 2-3 slides.
Và tập trung cho chữ S thứ 3 – speaker.

Speaker – Người thuyết trình thu hút
Là trung tâm của buổi thuyết trình, bạn phải chuẩn bị thật kỹ.
Đầu tiên là trang phục. Trang phục phải phù hợp với đối tượng khán giả, với chủ đề và không gian thuyết trình (năng động, trẻ trung hay chuyên nghiệp, trang trọng).
Trong khi thuyết trình, bạn cần phải để ý đến ngôn ngữ hình thể phù hợp.
-    Tránh xa bục phát biểu. Bạn nghĩ gì khi thấy diễn giả dính chặt vào bục phát biểu và gần như đọc lại toàn bộ chữ hiện lên trên slide? Giờ thì bạn đã biết lý do.
-    Nhìn khán giả, nhưng đừng “thiếu công bằng” khi chỉ nhìn chằm chằm vào một người nào đó.
-    Phong thái tự tin, không bỏ tay vào túi quần hay vòng trước ngực hay mân mê đồ vật nào đó như bút, giấy hay tà áo. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.

Nói rõ, chậm với âm lượng vừa đủ và dừng khoảng 3 giây khi bạn chuyển ý. Khi nói chậm và rõ, bạn sẽ lựa chọn từ ngữ cẩn thận hơn, và nhờ vậy, bạn sẽ tự tin hơn. Khi ngừng đúng chỗ, bạn sẽ thu hút sự chú ý của người nghe.

Và, “gia vị” cuối cùng cho bài thuyết trình của bạn là “năng lượng, sự nhiệt huyết và hứng khởi” vì thuyết trình chính là một show diễn. Chính vì vậy, cho dù slides của bạn bắt mắt bao nhiêu, ý tưởng của bạn hay như thế nào và bạn sáng sân khấu đến nhường nào; thiếu nhiệt huyết, bạn chẳng thể nào thu hút sự chú ý và tập trung của khán giả cho đến phút cuối.

Steve Jobs biết cách biến những buổi thuyết trình của ông thành những show diễn thật sự. Trong buổi giới thiệu iPad đầu tiên vào tháng 1/2010, ông đã khơi gợi sự tò mò của khán giả bằng cách đưa ra một câu hỏi “Chúng ta đã có điện thoại, chúng ta đã có máy tính xách tay, vậy sản phẩm nào sẽ lấp khoảng trống giữa hai thiết bị này? Sản phẩm nào mà chúng ta có thể lướt web, check email, xem hình ảnh, nghe nhạc, chơi game và đọc sách điện tử?” Liệu đó có phải là Netbook không? Không, vấn đề là vì Netbook không tốt hơn bất cứ sản phẩm nào. Nó chậm, chất lượng hình ảnh thấp và sử dụng phần mềm của PC. Nó không tốt hơn, nó chỉ rẻ hơn. Chúng tôi không nghĩ đó là loại thiết bị thứ ba. Và chúng tôi đã tạo ra sản phẩm đó. Và hôm nay tôi muốn giới thiệu với các bạn, ngay bây giờ, chúng tôi gọi đó là iPad.” Những tràng vỗ tay, những tiếng cười sảng khoái của khán giả đã chứng minh show diễn của Steve Jobs thật sự đem lại cho họ nhiều hứng thú, một cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng khó quên.
Bạn có thể xem bài thuyết trình của Steve tại đây.

Chris Harvey
CEO
VietnamWorks