Khi phải đương đầu với khó khăn bạn sẽ chọn cách ứng xử như thế nào? Bạn sẽ co mình lại để tránh xa những rủi ro có thể ập đến hay là sẽ dũng cảm đối diện đương đầu với nó?
Nền kinh tế Mỹ và thế giới tư bản đang gặp khó khăn , đừng nhìn nó như một rủi ro, hãy chấp nhận nó như một cơ hội. Trong tình hình nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, sẽ là chủ quan nếu nói rằng không có những tác động xấu đến Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và đó là cơ sở để tin rằng nếu chính phủ biết cách phòng ngừa hợp lý sẽ có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực đó.
Khi phải đương đầu với khó khăn bạn sẽ chọn cách ứng xử như thế nào? Bạn sẽ co mình lại để tránh xa những rủi ro có thể ập đến (tức là chọn giải pháp phòng thủ) hay là sẽ dũng cảm đối diện đương đầu với nó (chọn giải pháp tấn công)?
Đây có vẻ như là một câu hỏi dễ trả lời, mình dám cá đa số bạn bè khi nhận được câu hỏi này sẽ không mất nhiều thời gian để chọn phương án thứ 2. Đương nhiên rồi, lý do đơn giản là vì khi phải trả lời một câu hỏi chung chung như vậy, sẽ rất ít người chọn phương án thứ 1, phương án 2 có vẻ nghe hay hơn hẳn. Cách tốt nhất đối diện với khó khăn là vượt qua nó!
Nhưng từ một câu hỏi chung chung như thế đến câu hỏi cụ thể trong những tình huống thực tế lại là một khoảng cách lớn. Tôi dám chắc không phải ai cũng có thể mạnh mồm để chọn phương án 2. Liên hệ với tình hình kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua, lạm phát năm nay cao và được dự báo là năm sau tiếp tục ở mức cao (~ 26%) , 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phá sản, nền kinh tế vĩ mô chứa đựng những bất ổn. Chính sách cung tiền của chính phủ thay đổi xoành xoạch từ mở rộng (đầu năm rồi) sang thắt chặt (cuối năm rồi và đầu năm nay) và bây giờ đang có dấu hiệu cho thấy chính phủ dự định nới lỏng tiền tệ.
Những sự không nhất quán trong chính sách không hẳn là linh hoạt theo tín hiệu của thị trường như chính phủ vẫn thường giải thích mà nó bộc lộ rõ 2 nhược điểm: thứ nhất, các chính sách có độ trễ với tình hình thực tế dẫn đến đôi khi lại có những tác động tiêu cực hơn đến nền kinh tế. Thứ hai, các chính sách tài chính-tiền tệ đôi khi quá mạnh dẫn đến môi trường kinh tế bị bóp nghẹt thể hiện sự tính toán thiếu chuẩn xác trong khâu nghiên cứu môi trường của các Bộ và ngành.
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang gặp khó khăn , bên cạnh đó cái nhìn vào tương lai của giới đầu tư cũng ám màu ảm đạm do triển vọng kinh tế Mỹ mấy năm tới được dự báo là không mấy sáng sủa (sẽ có những tác động xấu đến kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam). Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những nỗi lo và cả nỗi sợ về một triển vọng kinh tế u ám trong tương lai sẽ có những tác động tiêu cực đến mình. Nhưng có một điều có vẻ hơi nghịch lý đó là tuy vẫn đề cập đến những khó khăn của Việt Nam nhưng nhiều tổ chức uy tín thế giới, nhiều quỹ đầu tư lớn và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá môi trường kinh tế Việt Nam đầy triển vọng và hứa hẹn bất chấp nền kinh tế thế giới có dấu hiệu khủng hoảng cục bộ. Tại sao trong khi chúng ta lo âu thì những người nước ngoài lại tự tin vào chính chúng ta? Tôi có thể không biết chắc thế nào là đúng nhưng lại dám quả quyết rằng họ không sai.
Điểm khác biệt giữa chúng ta và họ là cách suy nghĩ và ứng xử trước khó khăn. Không ai muốn khó khăn tìm đến với mình cả nhưng nếu nó đến hãy tìm cách vượt qua nó. Ứng xử như nhiều doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn có cả những doanh nghiệp lớn nữa đang chọn cách tồn tại là co mình lại phòng thủ.
Bản thân tôi không đủ trình độ để mạnh mồm khẳng định nhưng tôi tin là môi trường kinh tế khó khăn như thời gian vừa qua là sự cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam. Những doanh nghiệp lớn sẽ chỉ có những doanh nghiệp thực sự mạnh mới đủ sức vượt qua khó khăn này để tiếp tục tồn tại và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang có những biến động và sẽ có sự cơ cấu lại, những gì yếu kém còn rơi rớt lại từ thời kì trước thì bây giờ là thời điểm tốt để xoá sổ , những gì hợp lý, hợp thời đại, những ý tưởng mới - những giải pháp mới sẽ có nhiều không gian hơn để phát triển.
Nền kinh tế Mỹ và thế giới tư bản đang gặp khó khăn, đừng nhìn nó như một rủi ro, hãy chấp nhận nó như một cơ hội. Trong tình hình nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, sẽ là chủ quan nếu nói rằng không có những tác động xấu đến Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và đó là cơ sở để tin rằng nếu chính phủ biết cách phòng ngừa hợp lý sẽ có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực đó.
Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển nóng trong nhiêu năm nay (bắt đầu từ năm 2001 sau khi chính phủ gạt bỏ mối lo về cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 để mạnh dạn hội nhâp vào nền kinh tế thế giới) và đó là cơ sở để nhà đâu tư nước ngoài tư tin vào triển vọng của kinh tế Việt Nam. Sự đi xuống của nền kinh tế Mỹ và nhiều nước trên thế giới không nên nhìn nhận là tấm gương để chúng ta chỉ biết cảnh giác và đề kháng, nên nhớ sự khủng hoảng của Mỹ chỉ là tạm thời và nền kinh tế mỹ cũng như các nước tư bản sẻ trở lại sớm thôi và còn mạnh mẽ hơn cả bây giờ.
Thất bại của Mỹ chỉ là tạm thời nhưng đấy là cơ hội để các nước "tốp dưới" vươn lên, là cơ hội để Việt Nam tự chứng tỏ mình đủ khả năng và sẵn sang đón nhận những nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam như một môi trường đầu tư an toàn và triển vọng trong khi nền kinh tế thế giới đang bất ổn. Nếu biết ứng xử đúng cách, theo tôi đây là một cơ hội để Việt Nam vươn lên thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước phát triển.
Đừng sợ khó khăn và tránh xa rủi ro như tránh hủi, quan trong hơn là biết biến nó thành cơ hội, thành lợi thế của mình và đấy là cách ứng xử trước khó khăn. Thực ra, trong cuộc đời này không có gì là xấu hằn cũng không có gì là tốt hẳn, là xấu hay tốt phụ thuộc vào suy nghĩ cũng như cách ứng xử của mỗi người.
Một điều nữa mà tôi nghĩ là đúng trong kinh doanh và cả cuộc sống nữa, thất bại của người này thường là điểm khởi đầu cho thành công của người khác. Và cuộc sống là vậy, bạn phải vui vẻ chấp nhận nó trước khi muốn tìm được thành công thật sự!
Nguồn: doanhnhan.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét