Bạn có biết Eric Cantona? Huyền thoại bóng đá người Pháp này đã từ giã môn thể thao vua khi mới 30 tuổi, đang ở đỉnh cao phong độ, với lý do “đã mất niềm đam mê thi đấu”, dù bóng đá đã đem lại cho anh vinh quang và tiền bạc. Rời bỏ thể thao, anh theo đuổi niềm đam mê mới - nghệ thuật thứ 7 - với vai trò là diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim và đã đạt được thành công nhất định: bộ phim “Looking for Eric” do anh sản xuất và đóng vai chính được lọt vào vòng đề cử phim hay nhất giải Cành cọ vàng Liên hoan phim Cannes 2009.
Có thể bạn sẽ cho rằng vì Eric đã quá giàu rồi nên anh mới bỏ nghề dễ dàng như thế. Vậy tôi lại đưa ra một trường hợp khác: nữ văn sỹ J.K. Rowling của siêu phẩm Harry Potter. Bà đam mê viết sách và luôn ấp ủ ước mơ tạo nên một tuyệt tác, nhưng phải đến gần 10 năm sau, vào năm 1997, ở lứa tuổi trung niên, sau khi chấp nhận vô số công việc tạm bợ, bà mới hoàn thành tập đầu của bộ tiểu thuyết lừng danh.
Bây giờ bà được tôn vinh là “nhà văn Anh còn sống vĩ đại nhất” và cũng là người phụ nữ giàu nhất nước Anh.
Trải qua nhiều tháng ngày bình lặng với công việc và thu nhập ổn định, nay muốn thay đổi nghề nghiệp theo đam mê hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thường e ngại không biết con đường phía trước sẽ ra sao. Eric hay Rowling chính là nguồn động viên lớn lao đối với những ai đang muốn thay đổi sự nghiệp ở giữa đường đời. Hãy tự hỏi bạn có chấp nhận làm kẻ làng nhàng hay khát khao trở thành người đạt tới đỉnh cao trong nghề nghiệp? Một khi muốn làm lại thì dù muộn vẫn còn hơn không. Sau đây là những bước bạn nên làm nếu quyết định thay đổi:
1. Xác định nguyên nhân muốn thay đổi nghề nghiệp
Tại sao bạn muốn thay đổi nghề nghiệp? Vì buồn chán, vì nghề đang làm không phù hợp khả năng, chưa bao giờ yêu thích công việc ấy, lương/vị trí quá thấp so với năng lực, không có triển vọng thăng tiến, vì thấy ngành nghề khác hấp dẫn hơn… Bạn cũng cần suy xét kỹ, liệu mong muốn thay đổi nghề của bạn chỉ là nhất thời trong một phút giây bồng bột, hoặc bị stress do áp lực công việc…, hay bạn đã ấp ủ mong muốn thay đổi từ lâu.
2. Xác định rõ ngành nghề phù hợp với mình
Bạn muốn thay đổi hẳn công việc này để chuyển sang một nghề mới, hay muốn tự lập công ty riêng? Bạn thuộc kiểu người nào, nghệ sỹ hay thực tiễn, nghiên cứu…? Bởi ứng với mỗi kiểu người là một nghề nghiệp phù hợp. Sau khi xác định rõ những điều trên, bạn sẽ biết mình cần chọn công việc gì. Hẳn nhiên chọn việc theo đam mê luôn là gợi ý đầu tiên, nhưng đam mê phải gắn liền với năng lực. Bạn không thể đòi theo nghề báo chỉ vì thấy nghề này thú vị, được đi nhiều, tiếp xúc nhiều… trong khi bạn không có khả năng viết tốt; bạn cũng không thể muốn lập công ty riêng chỉ để bằng bạn bè khi điều kiện về vốn hoặc năng lực lãnh đạo của bạn không thể đáp ứng.
Việc xác định rõ công việc phù hợp rất quan trọng với bạn, bởi đây là mấu chốt để bạn có thể thành công khi bạn không còn trẻ và chuẩn bị bắt đầu lại từ đầu. Để việc xác định được chi tiết và khoa học, bạn có thể lập ra một danh sách các ngành nghề phù hợp với khả năng và ước muốn của bạn. Thường thì bạn nên tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè, tuy nhiên không phải khi nào họ cũng đúng, bởi họ sẽ tư duy theo logic thông thường, trong khi một “kẻ nổi loạn” muốn thay đổi sự nghiệp đã ổn định như bạn sẽ thiên về hướng đột phá. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bạn!
3. Bổ sung kỹ năng phù hợp cho công việc mới
Việc trau dồi kỹ năng cho công việc mới cần được bắt đầu từ trước khi bạn thay đổi nghề nghiệp. Nếu bạn chọn một nghề hoàn toàn mới, bạn sẽ phải học và học rất nhiều để có được kỹ năng chuyên môn đáp ứng đủ cho công việc. Những khóa học bồi dưỡng kỹ năng thường không chiếm nhiều thời gian và chi phí, nhưng chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, như cập nhật lượng kiến thức chuyên môn về công việc, tích lũy được kinh nghiệm trong nghề của những người đi trước, gia nhập mạng lưới nghề nghiệp từ lớp học… Dù từng là siêu sao thể thao, Eric Cantona đã phải tham gia nhiều khóa đào tạo diễn xuất và đạo diễn mới có được thành công bước đầu trong nghệ thuật thứ 7 sau nhiều lời chê bai. Không chỉ có đam mê, J. K. Rowling vốn rất giỏi văn học, tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và tiếng Pháp, đã tham khảo nhiều tư liệu cổ để có thể viết nên Harry Potter đầy hấp dẫn.
4. Tạo bước đệm trước khi chính thức “làm lại từ đầu”
Bạn có thể vừa học vừa làm như một “thợ tập sự” trước khi chính thức tham gia công việc mới. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng lĩnh vực bạn quan tâm từ các nguồn như Internet, bạn bè người quen, học hỏi từ những người đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đó để tham khảo kinh nghiệm của họ. Bạn cũng có thể tìm một công việc bán thời gian, hoặc tham gia tự nguyện những dự án có liên quan để có thêm kinh nghiệm cho công việc mới. Một khi bạn thấy tự tin với những gì mình đã nắm bắt và chuẩn bị, ấy là lúc bạn có thể tiến hành công việc mới mà bạn mong chờ.
Mọi thử thách đều có cái giá của nó, nếu chọn cách sống bình lặng, sẽ chẳng ai chê trách bạn, còn nếu đủ đam mê, tự tin và kiên nhẫn, bạn hãy chọn cách thay đổi để vươn lên. Con cá nếu chỉ tung tăng trong một cái ao nhỏ thì dù cố hết sức cũng chỉ được vẫy vùng trong chiếc ao nhỏ mà thôi, nhưng nếu nó được thả vào dòng sông thì một ngày nào đó, nó có thể bơi ra biển lớn.
Có thể bạn sẽ cho rằng vì Eric đã quá giàu rồi nên anh mới bỏ nghề dễ dàng như thế. Vậy tôi lại đưa ra một trường hợp khác: nữ văn sỹ J.K. Rowling của siêu phẩm Harry Potter. Bà đam mê viết sách và luôn ấp ủ ước mơ tạo nên một tuyệt tác, nhưng phải đến gần 10 năm sau, vào năm 1997, ở lứa tuổi trung niên, sau khi chấp nhận vô số công việc tạm bợ, bà mới hoàn thành tập đầu của bộ tiểu thuyết lừng danh.
Bây giờ bà được tôn vinh là “nhà văn Anh còn sống vĩ đại nhất” và cũng là người phụ nữ giàu nhất nước Anh.
Trải qua nhiều tháng ngày bình lặng với công việc và thu nhập ổn định, nay muốn thay đổi nghề nghiệp theo đam mê hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thường e ngại không biết con đường phía trước sẽ ra sao. Eric hay Rowling chính là nguồn động viên lớn lao đối với những ai đang muốn thay đổi sự nghiệp ở giữa đường đời. Hãy tự hỏi bạn có chấp nhận làm kẻ làng nhàng hay khát khao trở thành người đạt tới đỉnh cao trong nghề nghiệp? Một khi muốn làm lại thì dù muộn vẫn còn hơn không. Sau đây là những bước bạn nên làm nếu quyết định thay đổi:
1. Xác định nguyên nhân muốn thay đổi nghề nghiệp
Tại sao bạn muốn thay đổi nghề nghiệp? Vì buồn chán, vì nghề đang làm không phù hợp khả năng, chưa bao giờ yêu thích công việc ấy, lương/vị trí quá thấp so với năng lực, không có triển vọng thăng tiến, vì thấy ngành nghề khác hấp dẫn hơn… Bạn cũng cần suy xét kỹ, liệu mong muốn thay đổi nghề của bạn chỉ là nhất thời trong một phút giây bồng bột, hoặc bị stress do áp lực công việc…, hay bạn đã ấp ủ mong muốn thay đổi từ lâu.
2. Xác định rõ ngành nghề phù hợp với mình
Bạn muốn thay đổi hẳn công việc này để chuyển sang một nghề mới, hay muốn tự lập công ty riêng? Bạn thuộc kiểu người nào, nghệ sỹ hay thực tiễn, nghiên cứu…? Bởi ứng với mỗi kiểu người là một nghề nghiệp phù hợp. Sau khi xác định rõ những điều trên, bạn sẽ biết mình cần chọn công việc gì. Hẳn nhiên chọn việc theo đam mê luôn là gợi ý đầu tiên, nhưng đam mê phải gắn liền với năng lực. Bạn không thể đòi theo nghề báo chỉ vì thấy nghề này thú vị, được đi nhiều, tiếp xúc nhiều… trong khi bạn không có khả năng viết tốt; bạn cũng không thể muốn lập công ty riêng chỉ để bằng bạn bè khi điều kiện về vốn hoặc năng lực lãnh đạo của bạn không thể đáp ứng.
Việc xác định rõ công việc phù hợp rất quan trọng với bạn, bởi đây là mấu chốt để bạn có thể thành công khi bạn không còn trẻ và chuẩn bị bắt đầu lại từ đầu. Để việc xác định được chi tiết và khoa học, bạn có thể lập ra một danh sách các ngành nghề phù hợp với khả năng và ước muốn của bạn. Thường thì bạn nên tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè, tuy nhiên không phải khi nào họ cũng đúng, bởi họ sẽ tư duy theo logic thông thường, trong khi một “kẻ nổi loạn” muốn thay đổi sự nghiệp đã ổn định như bạn sẽ thiên về hướng đột phá. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bạn!
3. Bổ sung kỹ năng phù hợp cho công việc mới
Việc trau dồi kỹ năng cho công việc mới cần được bắt đầu từ trước khi bạn thay đổi nghề nghiệp. Nếu bạn chọn một nghề hoàn toàn mới, bạn sẽ phải học và học rất nhiều để có được kỹ năng chuyên môn đáp ứng đủ cho công việc. Những khóa học bồi dưỡng kỹ năng thường không chiếm nhiều thời gian và chi phí, nhưng chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, như cập nhật lượng kiến thức chuyên môn về công việc, tích lũy được kinh nghiệm trong nghề của những người đi trước, gia nhập mạng lưới nghề nghiệp từ lớp học… Dù từng là siêu sao thể thao, Eric Cantona đã phải tham gia nhiều khóa đào tạo diễn xuất và đạo diễn mới có được thành công bước đầu trong nghệ thuật thứ 7 sau nhiều lời chê bai. Không chỉ có đam mê, J. K. Rowling vốn rất giỏi văn học, tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và tiếng Pháp, đã tham khảo nhiều tư liệu cổ để có thể viết nên Harry Potter đầy hấp dẫn.
4. Tạo bước đệm trước khi chính thức “làm lại từ đầu”
Bạn có thể vừa học vừa làm như một “thợ tập sự” trước khi chính thức tham gia công việc mới. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng lĩnh vực bạn quan tâm từ các nguồn như Internet, bạn bè người quen, học hỏi từ những người đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đó để tham khảo kinh nghiệm của họ. Bạn cũng có thể tìm một công việc bán thời gian, hoặc tham gia tự nguyện những dự án có liên quan để có thêm kinh nghiệm cho công việc mới. Một khi bạn thấy tự tin với những gì mình đã nắm bắt và chuẩn bị, ấy là lúc bạn có thể tiến hành công việc mới mà bạn mong chờ.
Mọi thử thách đều có cái giá của nó, nếu chọn cách sống bình lặng, sẽ chẳng ai chê trách bạn, còn nếu đủ đam mê, tự tin và kiên nhẫn, bạn hãy chọn cách thay đổi để vươn lên. Con cá nếu chỉ tung tăng trong một cái ao nhỏ thì dù cố hết sức cũng chỉ được vẫy vùng trong chiếc ao nhỏ mà thôi, nhưng nếu nó được thả vào dòng sông thì một ngày nào đó, nó có thể bơi ra biển lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét