Trong công việc,
chắc chắn có những nhiệm vụ bạn chẳng bao giờ thấy hứng thú và dù cố
gắng thế nào đi nữa thì bạn vẫn không thể làm tốt việc đó. Những nhiệm
vụ này rơi đúng vào vùng điểm yếu của bạn. Thay vì cố gắng hoàn thiện
những điểm yếu, tại sao bạn không tập trung vào những việc mang lại sự
hứng khởi cũng như phát huy tối đa khả năng của mình?
Hiểu rõ thế mạnh và tận dụng những thế mạnh này trong công việc sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc và đạt được kết quả công việc tốt nhất.
Tham khảo 3 bước sau đây sẽ giúp bạn cách tìm hiểu sâu hơn về các thế mạnh của mình:
Bước 1: Khảo sát thế mạnh
Hãy xác định một nhóm khoảng mười người có thể đưa ra những phản hồi chính xác về các thế mạnh của bạn. Trong nhóm nên bao gồm một số đồng nghiệp hiện tại, nhưng lý tưởng nhất là đồng nghiệp cũ, bạn bè và người thân trong gia đình.
Các thế mạnh này không nhất thiết phải liên quan đến công việc. Thật
ra, nếu không hài lòng với công việc hiện tại, bạn rất cần sự đánh giá
từ những người thật sự hiểu được bạn ở ngoài bối cảnh công việc, bởi họ
có thể xác định những điểm mạnh mà bạn chưa thể hiện được tại nơi làm
việc.
Khi tiến hành bước này bạn có thể tham khảo 3 mẹo sau:
Mẹo 1:
Trong bước này, nhóm phản hồi cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao bạn muốn biết về những điểm mạnh của mình, và bạn không làm thế chỉ để nhận những lời khen tặng từ họ.
Mẹo 2:
Nếu bạn tham khảo ý kiến tại công ty, hãy thử đề nghị những đồng nghiệp cũng hứng thú với việc tìm hiểu thế mạnh của chính họ và các bạn có thể tham khảo ý kiến của nhau.
Mẹo 3:
Nếu bạn thấy ngượng và không dám thực hiện việc này, hãy tìm ra 10 người mà bạn biết chắc là họ yêu quý và hiểu rõ bạn. Sau đó, tự đặt mình vào vị trí của những người này và đặt câu hỏi: nếu bạn là họ, bạn sẽ đề cao những thế mạnh nào của mình. Tuy vậy, hãy nhớ rằng những câu trả lời theo cách này chỉ mang tính chủ quan và không thể chính xác bằng việc bạn trực tiếp xin phản hồi từ người tham khảo.
Bước 2: Phân nhóm thế mạnh
Khi bạn đã có đủ các phản hồi từ nhóm khảo sát, hãy sắp xếp các ý kiến này thành từng nhóm. Ví dụ, nhóm thế mạnh trong công việc, nhóm các thế mạnh về kỹ năng…Trong số các phản hồi, có thể có các thế mạnh mà bạn đã biết, nhưng sẽ có một số điểm mà bạn chưa từng nghĩ là thế mạnh của mình vì những khả năng đó thuộc về bản chất của bạn.
Những nhóm thế mạnh này sẽ giúp bạn định hướng cho những hoạt động hay lựa chọn trong tương lai và củng cố sự tự tin mỗi khi gặp bạn khó khăn.
Bước 3: Phát huy thế mạnh
Khi đã hiểu rõ về những thế mạnh bản thân, bạn hãy nghiêm túc xem xét vai trò hiện tại của mình. Bạn có đang làm việc theo đúng thế mạnh không? Nếu không, liệu bạn có thể điểu chỉnh tính chất công việc để phát huy thế mạnh của mình?
Ví dụ, bạn thích giao tiếp, làm những công việc liên quan đến con người nhưng lại phải bỏ ra nửa ngày mỗi tuần chỉ để soạn thảo báo cáo. Liệu có ai trong nhóm của bạn thích hợp hơn với công việc này? Khi đó bạn có thể dùng thời gian trên để gặp gỡ các đối tác, khách hàng mới để ký kết nhiều hợp đồng hơn cho công ty.
Hoặc bạn là một Giám đốc Tiếp Thị & Bán Hàng, và bạn đạt được vị trí này từ xuất phát điểm là một nhân viên bán hàng bình thường. Bạn hiểu biết sâu sắc về sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng, nhưng điểm yếu của bạn nằm ở khâu viết quảng cáo cho sản phẩm. Vậy bạn hãy tuyển một copywriter, người sẽ diễn đạt bằng lời sự nhiệt huyết của bạn trên các tờ brochure. Cách này không những giúp tài liệu marketing của bạn được viết hay hơn, mà còn giúp bạn giải phóng thời gian để tập trung làm việc với nhóm phát triển sản phẩm, bàn bạc với họ về nhận xét của khách hàng về dòng sản phẩm của công ty.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thế mạnh của mình từ đó đặt ra những mục tiêu mới trong công việc để phát huy tối đa năng lực, giúp bạn tiến nhanh đến thành công.
Hiểu rõ thế mạnh và tận dụng những thế mạnh này trong công việc sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc và đạt được kết quả công việc tốt nhất.
Tham khảo 3 bước sau đây sẽ giúp bạn cách tìm hiểu sâu hơn về các thế mạnh của mình:
Bước 1: Khảo sát thế mạnh
Hãy xác định một nhóm khoảng mười người có thể đưa ra những phản hồi chính xác về các thế mạnh của bạn. Trong nhóm nên bao gồm một số đồng nghiệp hiện tại, nhưng lý tưởng nhất là đồng nghiệp cũ, bạn bè và người thân trong gia đình.
Sau đó, bạn hãy đề nghị họ liệt kê một số điểm mạnh của bạn và cho ví dụ minh họa về những điểm mạnh ấy.
Khi tiến hành bước này bạn có thể tham khảo 3 mẹo sau:
Mẹo 1:
Trong bước này, nhóm phản hồi cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao bạn muốn biết về những điểm mạnh của mình, và bạn không làm thế chỉ để nhận những lời khen tặng từ họ.
Mẹo 2:
Nếu bạn tham khảo ý kiến tại công ty, hãy thử đề nghị những đồng nghiệp cũng hứng thú với việc tìm hiểu thế mạnh của chính họ và các bạn có thể tham khảo ý kiến của nhau.
Mẹo 3:
Nếu bạn thấy ngượng và không dám thực hiện việc này, hãy tìm ra 10 người mà bạn biết chắc là họ yêu quý và hiểu rõ bạn. Sau đó, tự đặt mình vào vị trí của những người này và đặt câu hỏi: nếu bạn là họ, bạn sẽ đề cao những thế mạnh nào của mình. Tuy vậy, hãy nhớ rằng những câu trả lời theo cách này chỉ mang tính chủ quan và không thể chính xác bằng việc bạn trực tiếp xin phản hồi từ người tham khảo.
Bước 2: Phân nhóm thế mạnh
Khi bạn đã có đủ các phản hồi từ nhóm khảo sát, hãy sắp xếp các ý kiến này thành từng nhóm. Ví dụ, nhóm thế mạnh trong công việc, nhóm các thế mạnh về kỹ năng…Trong số các phản hồi, có thể có các thế mạnh mà bạn đã biết, nhưng sẽ có một số điểm mà bạn chưa từng nghĩ là thế mạnh của mình vì những khả năng đó thuộc về bản chất của bạn.
Những nhóm thế mạnh này sẽ giúp bạn định hướng cho những hoạt động hay lựa chọn trong tương lai và củng cố sự tự tin mỗi khi gặp bạn khó khăn.
Bước 3: Phát huy thế mạnh
Khi đã hiểu rõ về những thế mạnh bản thân, bạn hãy nghiêm túc xem xét vai trò hiện tại của mình. Bạn có đang làm việc theo đúng thế mạnh không? Nếu không, liệu bạn có thể điểu chỉnh tính chất công việc để phát huy thế mạnh của mình?
Ví dụ, bạn thích giao tiếp, làm những công việc liên quan đến con người nhưng lại phải bỏ ra nửa ngày mỗi tuần chỉ để soạn thảo báo cáo. Liệu có ai trong nhóm của bạn thích hợp hơn với công việc này? Khi đó bạn có thể dùng thời gian trên để gặp gỡ các đối tác, khách hàng mới để ký kết nhiều hợp đồng hơn cho công ty.
Hoặc bạn là một Giám đốc Tiếp Thị & Bán Hàng, và bạn đạt được vị trí này từ xuất phát điểm là một nhân viên bán hàng bình thường. Bạn hiểu biết sâu sắc về sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng, nhưng điểm yếu của bạn nằm ở khâu viết quảng cáo cho sản phẩm. Vậy bạn hãy tuyển một copywriter, người sẽ diễn đạt bằng lời sự nhiệt huyết của bạn trên các tờ brochure. Cách này không những giúp tài liệu marketing của bạn được viết hay hơn, mà còn giúp bạn giải phóng thời gian để tập trung làm việc với nhóm phát triển sản phẩm, bàn bạc với họ về nhận xét của khách hàng về dòng sản phẩm của công ty.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thế mạnh của mình từ đó đặt ra những mục tiêu mới trong công việc để phát huy tối đa năng lực, giúp bạn tiến nhanh đến thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét