Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Huấn luyện và cố vấn chuyên nghiệp cho nhân sự cấp cao

Trong thời đại truyền thông & thông tin phát triển nhanh như hiện nay, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cụm từ “Huấn luyện và Cố vấn chuyên nghiệp - Coaching and Mentoring Professional”. Vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi “Huấn luyện và Cố vấn chuyên nghiệp” là gì và tại sao lại được các chuyên viên nhân sự cấp cao đặc biệt quan tâm trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân sự cho doanh nghiệp? 

Huấn luyện và Cố vấn chuyên nghiệp – xu thế mới tại Việt Nam

“Huấn luyện và Cố vấn chuyên nghiệp - Coaching and Mentoring Professional” là phương pháp phát triển nguồn nhân lực nhằm hoàn thiện kĩ năng cá nhân, tăng hiệu năng công việc góp phần xây dựng nguồn nhân sự hùng mạnh và bền vững. 
Vai trò của “Huấn luyện và Cố vấn chuyên nghiệp” được đánh giá cao, đặc biệt ở các tập đoàn đa quốc gia hoặc những công ty có qui mô, vì hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc đào tạo và khơi dậy tối đa tiềm năng của nhân viên, thúc đẩy tính sáng tạo cũng như nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.


Tầm quan trọng của “Huấn luyện và Cố vấn chuyên nghiệp” tăng lên khi các nhà lãnh đạo cấp cao nhận ra rằng, họ sẽ chưa hoàn thiện vai trò lãnh đạo của mình nếu chưa chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy cho những nhân viên của mình hoặc cho thế hệ kế cận. Việc chia sẻ này không những giúp gia tăng giá trị cho doanh nghiệp mà còn góp phần tạo nên tính bền vững trong cộng đồng. Tuy nhiên để việc cố vấn và huấn luyện nhân viên thật sự đạt được hiệu quả, người lãnh đạo cần phải trải qua một quá trình tích lũy kinh nghiệm chuyên môn cũng như trải qua những chương trình đào tạo chuyên nghiệp.
Ở Việt Nam, “Huấn luyện và Cố vấn chuyên nghiệp” ngày càng được công nhận và đang trở thành một trào lưu nghề nghiệp được đón nhận bởi các chuyên gia và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Huấn luyện và Cố vấn có khác nhau?

Nếu mục đích của Huấn luyện là cải thiện hiệu suất công việc thì Cố vấn thường tập trung phát triển năng lực cá nhân không chỉ cho hiệu quả công việc, mà còn cho mục đích phát triển lâu dài của cá nhân đó.
Nói cách khác, Huấn luyện tập trung vào việc cải thiện các kĩ năng theo nhiệm vụ công việc cụ thể như kĩ năng bán hàng, đàm phán… còn Cố vấn lại thiên về định hướng mối quan hệ, tập trung các kĩ năng phát triển lâu dài như cân bằng cuộc sống, quản lý quá trình tự nhận thức… Quá trình cố vấn, vì thế sẽ tạo nên mối quan hệ khắng khít lâu dài giữa người cố vấn và người được cố vấn.
Huấn luyện và cố vấn thường đi đôi với nhau và thường được lồng ghép trong công việc lẫn hiện thực bên ngoài, để người học có thể áp dụng những kiến thức đã hấp thu được vào thực tế nhằm nâng cao năng lực bản thân.
ICF - Liên đoàn Huấn luyện Thế giới & Chứng chỉ Huấn luyện và Cố vấn chuyên nghiệp - CCMP
Được thành lập vào năm 1995, ICF (International Coaching Federation) là một tổ chức hàng đầu trên Thế giới chuyên đào tạo về lĩnh vực Huấn luyện, tổ chức này cung cấp các chứng chỉ đào tạo chuyên nghiệp và uy tín với mạng lưới các Huấn Luyện Viên chuyên nghiệp tại trên 100 Quốc gia.
Tại Châu Á, CCMP (Certified Coaching and Mentoring Professional - Chứng chỉ Huấn luyện và Cố vấn chuyên nghiệp) hiện đang là chương trình đào tạo uy tín nhất được ICF công nhận. CCMP là sự  kết hợp những phương pháp tiến bộ nhất trên thế giới nhằm mang lại những kết quả đột phá. Chương trình được thiết kế bởi 3 bậc thầy hàng đầu trong giới Huấn luyện và Cố vấn là Thomas G. Crane, Tiến sĩ William J. Rothwell, Jack Canfield và được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu Châu Á. Mỗi khóa học bao gồm 4 học phần, diễn ra trong 9 ngày và 4 tháng thực hành dự án với sự hỗ trợ của Giảng viên.
CCMP không những mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, mà còn mở ra một cơ hội nghề nghiệp cho tất cả những ai mong muốn trở thành nhà “Huấn luyện và Cố vấn chuyên nghiệp”. Chương trình thích hợp cho CEO, Giám đốc, Trưởng phòng, Nhân sự cấp cao… 

Ở Việt Nam, CCMP được tổ chức giảng dạy và cấp bằng độc quyền bởi học viện ITD Việt Nam (Institute of Training and Development). Năm 2012, khóa học diễn ra vào 2 đợt duy nhất vào tháng 7 và tháng 10.

Chi tiết vui lòng liên hệ: ITD Việt Nam - 8B Sư Thiện Chiếu, Phường 7, Quận 3, Tp. HCM.
- ĐT: (08) 39 320 600
- Website: www.itdworld.com

Thương hiệu - Không chỉ dành cho sản phẩm

Có bao giờ bạn tự hỏi – nếu phải làm một chương trình marketing cho chính mình, bạn sẽ giới thiệu điểm gì?
Ở công ty tôi có một anh chàng với nickname là “Can-Do” (làm được). Can-Do là một anh chàng trong bộ phận phát triển sản phẩm, lúc nào cũng có suy nghĩ tích cực. Mỗi khi đối mặt với một khó khăn, điều đầu tiên anh chàng sẽ nghĩ đến là “làm thế nào để giải quyết vấn đề này”, chứ không phải là “ai gây ra sự lộn xộn này?” Giải pháp của Can-Do không phải lúc nào cũng tối ưu, nhưng tôi hài lòng về thái độ tích cực của anh chàng. Rõ ràng, nếu ai đó hỏi tôi “Can-Do là người như thế nào?” tôi chẳng ngần ngại trả lời “anh chàng đó lúc nào cũng ‘can-do’.”
Còn bạn thì sao? Thương hiệu cá nhân của bạn là gì? Và làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân?

1.    Điểm khác biệt

Giá trị bạn đem đến cho người khác là gì? Những gì bạn đang làm mà người khác không làm được? Điều gì làm bạn thấy tự hào về bản thân? Đó chính là những yếu tố tạo nên sự khác biệt.

 

Đừng nghĩ rằng chỉ khi có một chức danh lớn, một vị trí cao thì bạn mới đem lại giá trị cho người khác.
Một bạn trong nhóm của tôi phụ trách công việc kiểm tra các hợp đồng hợp tác và thanh toán cho đối tác và nhà cung cấp. Tôi gọi bạn là “Tỉ-Mỉ”. Tôi ấn tượng với cách Tỉ-Mỉ kiểm tra tỉ mỉ từng điều khoản của hợp đồng, nêu ra những điểm chưa thỏa đáng và đề nghị thêm vào những điều khoản phù hợp để làm cho hợp đồng chặt chẽ hơn. Tỉ-Mỉ làm tốt công việc những người khác không làm được. Đó chính là cách Tỉ-Mỉ tạo nên sự khác biệt. Và Tỉ-Mỉ tự hào về giá trị của chính mình.

2.    Thông điệp thương hiệu

Với những điểm khác biệt, bạn muốn người khác nhắc đến mình như thế nào? Đi đầu với những ý tưởng mới? Khả năng diễn thuyết và truyền cảm hứng? Khả năng lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng rộng? Hãy viết ra những từ mà bạn muốn người khác nhớ đến mình, sau đó đưa ra một câu hoàn chỉnh – đó chính là thông điệp về thương hiệu của bạn.
Một ví dụ cho thông điệp thương hiệu cá nhân - “Tôi luôn tìm kiếm những cách thức để phát triển sản phẩm hiệu quả nhất. Những sản phẩm của tôi luôn đơn giản và dễ sử dụng, giúp mọi người tiết kiệm thời gian tối đa nhưng vẫn đạt hiệu quả tối ưu.”

3.    Xây dựng niềm tin

Để người khác tin bạn, tin vào thông điệp thương hiệu của bạn, trước hết bạn phải trung thực với chính mình, hiểu rõ năng lực và phẩm chất của mình.
Hành động của bạn (cho dù nhỏ nhất) phải luôn nhất quán với thông điệp. Chẳng hạn bạn muốn được nhớ đến như là một diễn giả có duyên và hài hước, những câu chuyện của bạn phải làm khán giả cười thoải mái. Cách bạn trò chuyện, ứng xử, trả lời điện thoại, hay email cũng phải mang đến cảm giác “duyên và hài hước”.

4.    Phong cách riêng

Trong quản lý thương hiệu, hình thức sản phẩm là một trong những yếu tố để chúng ta nhận diện một thương hiệu. Vậy thì, để người khác nhận diện được thương hiệu của mình, bạn phải có phong cách riêng, làm nổi bật giá trị cốt lõi của thương-hiệu-bạn.
Để tạo được phong cách riêng, bạn phải nghiêm khắc với chính mình, vì sẽ có những lúc bạn cảm thấy sự gò bó khi phải đi theo khuôn khổ do chính mình đặt ra. Phong cách riêng của bạn thể hiện qua trang phục, cách nói năng, cách giải quyết vấn đề, hay thậm chí là cách giao tiếp qua điện thoại, email hay cách bạn xuất hiện trước mọi người.
Ngoài ra, bạn cũng phải để ý cách mình thể hiện trên những trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay trên blog cá nhân. Hãy quan sát những người nổi tiếng như Brian Tracy hay John C. Maxwell làm gì trên Facebook, bạn sẽ thấy phong cách riêng của họ. Mục đích cuối cùng là tạo thiện cảm và ấn tượng với những người xung quanh, làm cho họ phải nhớ đến giá trị của bạn.

5.    Giới thiệu thương hiệu

Bạn có giá trị của riêng mình, nhưng bạn không biết cách lan tỏa giá trị của mình, thì mức độ nhận biết thương hiệu bạn sẽ thấp. Một thương hiệu ít người biết đến thì giá trị thương hiệu sẽ thấp. Hãy nhớ rằng, giá trị thương hiệu của bạn càng cao, con đường sự nghiệp của bạn càng thuận lợi.
Vậy phải làm thế nào để giới thiệu thương-hiệu-bạn đến nhiều người?
-    Chủ động mở rộng phạm vi công việc của chính mình
-    Chủ động đưa ra những ý kiến hay kế hoạch đem lại những lợi ích cho công ty
-    Tăng giá trị bản thân bằng cách đem đến giá trị cho những người xung quanh
-    Tích cực tham gia những hoạt động hướng đến cộng đồng mà bạn đang nhắm đến
-    Xây dựng một kênh truyền thông riêng cho mình như Facebook, Twitter hay blog và dùng nó để lan tỏa giá trị bạn có thể đóng góp cho cộng đồng
Và một điều mà tất cả những ai từng nghiên cứu về thương hiệu cá nhân đều khẳng định: đó là thương hiệu cá nhân góp phần rất quan trọng cho thành công trong sự nghiệp của bạn. Và chỉ những ai biết chấp nhận thử thách, dám biến công việc của mình trở nên đặc biệt sẽ là những người xây dựng thương hiệu cá nhân thành công.

Theo vietnamworks.com

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Liệu đã đến lúc bạn trở thành ông chủ ?

Quả vậy, làm chủ một công ty là một ý tưởng vô cùng hấp dẫn, bởi không ai khác chính bạn là người đưa ra những quyết định quan trọng nhất của công ty, từ lương thưởng cho đến kế hoạch kinh doanh. 
 
 Đã bao giờ bạn nghĩ, nếu ngồi quán cà phê với chiếc máy tính xách tay chỉ trong hai giờ đồng hồ là đã có thể kiếm được số tiền mà trước đây phải làm việc cả tuần thì đã đến lúc bạn nên thay đổi cách làm việc? Từ chỗ làm việc cho sếp, nay bạn hoàn toàn có thể làm việc cho chính mình? Quả vậy, làm chủ một công ty là một ý tưởng vô cùng hấp dẫn, bởi không ai khác chính bạn là người đưa ra những quyết định quan trọng nhất của công ty, từ lương thưởng cho đến kế hoạch kinh doanh.
Nếu đang cân nhắc rời bỏ công việc đang làm để mở một công ty của riêng mình thì đây chính là lúc bạn cần tìm hiểu những nhân tố cần thiết để bắt đầu công việc kinh doanh. Tính thời điểm cũng như ý tưởng kinh doanh tốt vô cùng quan trọng, song chưa phải là tất cả. Dưới đây là ba câu hỏi sẽ cho bạn thêm nhiều gợi ý để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, và hãy nhớ rằng, chỉ khi bạn tự tin nói “Có” với mỗi câu hỏi này, bạn mới nên từ bỏ số tiền lương đều đặn hàng tháng để bước chân vào lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới mẻ.

1. Bạn đã tìm thấy niềm đam mê hay chưa?

Có không ít người bỏ nhiều năm theo đuổi một lĩnh vực mà họ cho rằng đó là niềm đam mê đích thực, và rồi cuối cùng phát hiện ra rằng công việc bấy lâu nay thật tồi tệ. Vậy nên trước khi bắt đầu dấn thân vào kinh doanh hay bất cứ một việc gì khác, hãy cân nhắc xem liệu đó đã phải là công việc bạn thực sự yêu thích hay chưa, bởi khi bạn cảm thấy thích thú với những gì đang làm, mọi người cũng sẽ cảm thấy như bị lôi cuốn bởi niềm đam mê của bạn.
Một ví dụ điển hình đó là vị CEO quá cố Steve Jobs, người có tài lôi cuốn khán giả không phải bởi ông là con người xuất chúng nhất hay là diễn giả tài ba nhất, cũng không phải bởi ông là vị CEO đáng kính của tập đoàn Apple. Điều làm nên sức lôi cuốn ở Steve Jobs là tình yêu đối với những sản phẩm ông làm ra, chính nó tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ khiến chúng ta đều tin rằng cuộc sống sẽ tốt hơn nếu tiêu dùng các sản phẩm của Apple. Và quả thực là như vậy!

2. Bạn có đủ can đảm?

Có thể cuộc đời đã đối xử không công bằng với bạn khi mà những ý tưởng độc đáo đôi khi lại không được chú ý đến. Trong một thế giới không thiếu những lời từ chối thẳng thừng hay những nỗi thất vọng ê chề, hãy biết “làm ngơ” trước những điều chưa hài lòng, luôn chú tâm vào công việc và vượt qua khó khăn.
Hãy chuẩn bị cẩn thận trước khi bắt đầu công việc kinh doanh bởi rồi đây bạn sẽ phải đối diện với thất bại hay những trở ngại không lường trước. Nói cách khác, bạn cần phải kiên cường, can đảm, linh hoạt, tinh nhanh và đặc biệt luôn có sẵn sàng học hỏi những điều mới.

3. Bạn có những sự trợ giúp nào?

Đừng cố bắt đầu công việc kinh doanh “đơn thương độc mã”. Hãy tìm kiếm những người bạn có thể tin cẩn, nhanh nhạy trong công việc kinh doanh và quan trọng nhất là có chung niềm đam mê, bởi đây chính là nhân tố tạo nên động lực và thu hút cộng sự của bạn. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng, sáng suốt và chuyên nghiệp khi quyết định người sẽ cùng đảm nhiệm công việc kinh doanh với mình, luôn làm việc trên giấy trắng mực đen, có hợp đồng và luật sư đàng hoàng. Một điều quan trọng nữa là bạn luôn có thể yêu cầu được giúp đỡ từ những người đi trước, bởi họ có được thành công như vậy trong kinh doanh cũng nhờ vào sự giúp đỡ từ những bậc tiền nhiệm khác.
Phong Linh
Theo TTVN/Forbes

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: “Ai cũng có nuối tiếc trong đời”

Nguyên Phó Chủ tịch nước cũng bộc bạch những nuối tiếc trong cuộc đời mình: “Tôi nghĩ nếu một con người biết tự trọng, mình luôn luôn phải biết tự phê bình. Tôi cũng có nhiều nuối tiếc trong đời" 
 
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trong buổi giới thiệu sách. Ảnh: Hoàng Thư 
“Tôi muốn thay mặt cho bao nhiêu người đã không còn nữa và kể cả người còn sống nói lên những suy nghĩ, suy tư, cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc của thanh niên thế hệ tôi trong giai đoạn đấu tranh cách mạng gian khổ nhưng quang vinh.”

Không có chính khách nào được mời đến buổi giới thiệu cuốn hồi ký Gia đình, bạn bè và đất nước của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, tổ chức ngày 12-6 tại Hà Nội. Người phụ nữ từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong lịch sử cho biết bà muốn dành trọn chương trình cho gia đình, bạn bè thân thiết, những độc giả.

Viết vì trách nhiệm với thế hệ sau

Hồi ký Gia đình, bạn bè và đất nước hoàn thành cơ bản từ năm 2009, sách hơn 300 trang này thuật lại cuộc đời bà từ khi sinh ra tại Đồng Tháp (năm 1927) đến nay. Các góc cạnh của cuộc đời được bà kể lại một cách tổng quát mà khó đi vào chi tiết, bởi “khi bắt tay viết hồi ký, tôi không có bất cứ ghi chép nào từ các thời kỳ trước và trí nhớ cũng đã có nhiều hạn chế”.

Ở cuốn hồi ký này, người đọc được tiếp cận với một Nguyễn Thị Bình như một cô gái miền Tây Nam Bộ, với ông ngoại là nhà văn hóa Phan Châu Trinh và ông nội vốn là một nghĩa binh phong trào Cần Vương. Gia đình, bạn bè và đất nước cũng không thiếu nét lãng mạn với những chi tiết về mối tình đầu của bà, người bà đã không một lần gặp lại kể từ năm 16 tuổi cho đến chín năm sau, khi hai người đi đến hôn nhân. Ở đó cũng có một Nguyễn Thị Bình trải qua những gian lao trong kháng chiến, những cuộc đàm phán căng thẳng ở Paris, những thăng trầm chính trị trong vai trò là bộ trưởng Giáo dục và phó chủ tịch nước.

“Mục đích của tôi khi viết hồi ký là để lại cho con cháu, bạn bè những trải nghiệm sống, kỷ niệm đẹp của mình. Tôi muốn thay mặt cho bao nhiêu người đã không còn nữa và kể cả người còn sống nói lên những suy nghĩ, suy tư, cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc của thanh niên thế hệ tôi trong giai đoạn đấu tranh cách mạng gian khổ nhưng quang vinh. Chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng đó là thời kỳ đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình, với ý nghĩa là đã sống có mục đích và có lý tưởng” - bà nói.

“Khuyết điểm của nền giáo dục có từ thời tôi làm bộ trưởng”

Cuốn hồi ký được chờ đợi sẽ cung cấp những thông tin chưa từng được biết đến phía sau cuộc đàm phán Paris - cuộc hội đàm dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới mà bà Bình trực tiếp trải nghiệm với tư cách là một trong những nhân vật chính. Tuy nhiên, phát biểu tại lễ giới thiệu sách, nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Là người làm việc với bà trong thời gian viết hồi ký, thậm chí còn là người đầu tiên được bà cho đọc bản thảo, tôi có thể nói rằng nếu chúng ta chờ đợi những chi tiết ly kỳ ở hội đàm Paris thì chúng ta sẽ không được thỏa mãn hoàn toàn”.

Khi được hỏi về tựa đề của cuốn hồi ký, bà Nguyễn Thị Bình đáp: “Ai cũng có gia đình, bạn bè, đất nước. Cả ba yếu tố đều quan trọng cả và khó có thể nói yếu tố nào quan trọng hơn. Nếu không có gia đình thì làm sao có bản thân và có thể phục vụ đất nước. Trong cuộc sống, gia đình cũng không đủ mà còn phải có bạn bè, hiểu theo nghĩa rộng còn có cả bạn bè của dân tộc. Không phải lúc nào chúng ta cũng xử lý ba nhiệm vụ đó giống nhau, cần phải thấy lúc nào mình cần tập trung vào nhiệm vụ nào”.

Nguyên Phó Chủ tịch nước cũng bộc bạch những nuối tiếc trong cuộc đời mình: “Tôi nghĩ nếu một con người biết tự trọng, mình luôn luôn phải biết tự phê bình. Tôi cũng có nhiều nuối tiếc trong đời. Trong thời kỳ tôi đi đàm phán Paris, khả năng tiếng Pháp của tôi còn tương đối nhưng tiếng Anh thì biết rất ít. Giá mình giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh thì với vị trí lúc bấy giờ, tôi đã có thể làm tốt hơn”.

Một phần trong những nuối tiếc đó xoay quanh thời gian bà giữ cương vị bộ trưởng Giáo dục. “Tôi cũng có 10 năm làm bộ trưởng Giáo dục. Nhìn lại, tôi cho rằng một số khuyết điểm ngày hôm nay của nền giáo dục đã có từ thời kỳ của tôi và tôi đã không làm tốt. Không phải vì tôi không muốn làm tốt mà vì trình độ của tôi có hạn và sự chỉ đạo lúc bấy giờ cũng không được đầy đủ”.

Hướng về những dự định tương lai, bà lại nhắc về giáo dục: “Tôi đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Đó là yếu tố hết sức quan trọng trong tình hình này để phát triển, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nói thật là giáo dục của chúng ta đang chuyển biến quá chậm. Tôi đang cùng với Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này”.

Có thể nói mà không sợ quá rằng có lẽ bà là người Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới, từ những người dân thường cho đến các nguyên thủ quốc gia nổi tiếng và thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau. Những năm tháng ấy, bà có mặt ở hầu khắp hành tinh; và thật lạ, thật đẹp, hình ảnh của một Việt Nam đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện không phải bằng một chiến binh đằng đằng sát khí mà là một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng, sự kiên định không gì lay chuyển nổi lại được thể hiện chính bằng một vẻ thong dong đầy tự tin... Bà gọi công việc đó là: ngoại giao nhân dân, nghĩa là con người đến với con người, trái tim đến với trái tim. Bà đem bạn bè về cho dân tộc. Và đấy là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi kỳ lạ của Việt Nam trong thế kỷ qua.

Nhà văn Nguyên Ngọc

Theo Hoàng Thư
Pháp luật TP HCM

Thăng tiến trong sự nghiệp - Bạn đã sẵn sàng?

Nếu bạn luôn muốn thăng tiến trong công việc thì cần phải chắc chắn rằng bạn luôn tìm cách để hoàn thiện bản thân hơn nữa.
Dù bạn đã hay đang dần xác định rõ con đường sự nghiệp của mình, điều quan trọng là phải tập trung vào những việc có thể giúp bạn luôn tiến về phía trước. Nắm bắt những thông tin nóng của lĩnh vực hay ngành nghề bạn đang làm, duy trì các mối liên hệ với những nhân vật quan trọng, và tình nguyện nhận một dự án mà thậm chí, ít người muốn nhận sẽ là những cách giúp bạn thể hiện với sếp về mong muốn được thăng tiến của bản thân.
Hãy tham khảo 7 bước sau đây để bạn luôn thăng tiến trong sự nghiệp:

1. Không ngừng học hỏi những điều mới

“Ngủ quên trên chiến thắng” chính là thái độ đưa sự nghiệp của bạn mau đến bờ vực. Những kỹ năng, kiến thức đã đạt được sẽ mai một dần theo thời gian. Vì vậy, nếu không bổ sung, học hỏi những điều mới, chúng sẽ trở nên lạc hậu.
Học thêm một văn bằng đại học, một ngôn ngữ mới hay chỉ là một khóa học ngắn về kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn mở mang tầm nhìn, từ đó có thể đóng góp nhiều hơn cho công ty.


2. Nghiên cứu về Mô Hình Kinh Doanh, Lĩnh Vực và Ngành Nghề

Nếu có thói quen đọc sách, hãy tập nhìn một cách bao quát về những chủ đề bạn đọc. Bạn nên đọc và nghiên cứu thêm về những xu hướng kinh doanh, ngành nghề lĩnh vực bạn đang làm cũng như những lĩnh vực khác có liên quan, và đặc thù ngành nghề của bạn.
Điều này có nghĩa: nếu bạn đang là một Nhân Viên Kế Toán thì bạn cũng nên tìm hiểu về những hoạt động của các bộ phận khác như Marketing, Bán Hàng hay Nhân Sự

3. Mở rộng các mối quan hệ

Các sự kiện, hội nghị, hội thảo chuyên ngành là cơ hội để bạn mở rộng các mối quan hệ, gặp gỡ thêm nhiều người. Có thể bạn sẽ cần đến sự hợp tác của họ trong tương lai cho dự án mới hay đơn giản họ sẽ là một người bạn, đem lại cho bạn một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.

4. Trở thành một thành viên tích cực trong nhóm

Tích cực trong công việc để thể hiện bạn là một thành viên có năng lực và có thể đề bạt lên vị trí cao hơn.
Hãy thể hiện bản thân bằng cách tích cực giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm hoàn thành tốt công việc, đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của họ.

5. Đề xuất những ý tưởng giúp công ty phát triển

Bạn muốn tạo ấn tượng tốt với sếp? Hãy chủ động đưa ra những sáng kiến, những giải pháp hiệu quả, những đề xuất giúp tiết kiệm chi phí cho công ty. Cuối cùng thì một công ty hoạt động hiệu quả là phải tạo ra lợi nhuận; vì vậy bất kỳ thời điểm nào mà bạn có thể đưa ra những giải pháp giúp tiết kiệm chi phí, thì điều đó không những chứng tỏ được năng lực của bạn mà còn tạo một dấu ấn lớn đối với sếp.

6. Tìm một người cố vấn giỏi

Người cố vấn có thể chính là sếp của bạn hoặc là người đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm. Họ sẽ cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích về đường hướng phát triển sự nghiệp hoặc giúp bạn làm tốt hơn công việc hiện tại dựa vào kiến thức và kinh nghiệm lâu năm của họ.

7. Chia sẻ kế hoách phát triển sự nghiệp với người quản lý


Nếu bạn muốn tiến xa hơn trong công việc và thành công trong sự nghiệp, hãy chia sẻ với sếp của bạn. Họ là người làm việc trực tiếp với bạn, họ biết được điểm mạnh, điểm yếu của bạn nên có thể đưa ra lời khuyên hữu ích, những khóa huấn luyện phù hợp cho sự phát triển nghề nghiệp và mang đến cho bạn những cơ hội thăng tiến. Hãy luôn nhớ rằng bạn không thể thăng tiến, nếu sếp của bạn không hề hay biết mong muốn thăng tiến của bạn!
                                                                                                                             Deborah S. Hildebrand

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Vụ tranh chấp khối tài sản ngàn tỉ: "Tâm thư" của người con nuôi gửi cho các cậu

Sau một thời gian im lặng, ngày 6/6, thông qua luật sư Nguyễn Bảo Trâm, cô H.L đã có “bức tâm thư” gửi anh, em của bà P. (những người mà cô gọi bằng cậu).
Ông T.V.P trao đổi với anh em sống tại Đức qua điện thoại tại Sacombank chiều 30-5. 
Việc bà T.K.P (ngụ quận Tân Phú - TPHCM) qua đời, để lại khối tài sản hơn 1.000 tỉ đồng nhưng không kịp lập di chúc đã dẫn đến tranh chấp giữa người con nuôi (cô T.H.H.L) và các anh, em của bà P.
 
Sau một thời gian im lặng, ngày 6/6, thông qua luật sư Nguyễn Bảo Trâm, cô H.L đã có “bức tâm thư” gửi anh, em của bà P. (những người mà cô gọi bằng cậu).
 
Để giúp bạn đọc có cơ sở hiểu thêm về câu chuyện rắc rối này, Báo NLĐ đăng nguyên văn bức thư của cô H.L
 
“Kính gửi cậu T.V.P và các cậu,
Kính thưa các cậu,
 
Căn cứ thông báo ngày 20-5-2012 của ngân hàng, cháu là T.H.H.L (hiện là người thừa kế hợp pháp duy nhất của má cháu là bà T.K.P) có trách nhiệm báo với cậu và những người liên quan về cách cháu xử lý tài liệu, tài sản mà má cháu để lại đã được cất trong ba ngăn tủ sắt đã thuê của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) theo hai hợp đồng thuê ngăn tủ sắt số 151/2011 ngày 22-3-2011 và số 162/2011 ngày 16-3-2011 như sau:
 
Theo vi bằng số 73/2011/VB-TPLBT do Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh-TPHCM lập ngày 24-3-2011 đính kèm biên bản kiểm kê có sự chứng kiến, đồng ý và ký tên của cậu T.V.P, cậu T.L.K, cậu T.V.P, cậu H.X và cháu thì: “Các bên thống nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký biên bản này, hai bên phải có mặt để mở ngăn tủ sắt tại Ngân hàng Sacombank và giao toàn bộ các giấy tờ có giá, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu bất động sản, bất động sản đứng tên bà T.K.P cho bà T.H.H.L để làm thủ tục mở thừa kế nếu bên còn lại không xuất trình được di chúc hợp pháp hay tài liệu hợp pháp chứng minh quyền sở hữu thuộc về mình. Nếu một trong hai bên vắng mặt thì bên kia đương nhiên được quyền đơn phương thực hiện mở niêm phong ngăn tủ sắt mà không cần sự chấp thuận của bên còn lại.
 
Trường hợp một trong các bên xuất trình được di chúc hợp pháp trước thời hạn kể trên thì có quyền yêu cầu bên kia có mặt để mở ngăn tủ sắt và thực hiện thủ tục khai di sản thừa kế ngay sau đó. Nếu một bên vắng mặt không có lý do hợp lý thì bên kia đương nhiên được quyền đơn phương thực hiện mở niêm phong ngăn tủ sắt mà không cần đến sự chấp thuận của bên còn lại”.
 
Đến ngày 23-4-2011 là thời hạn cuối cùng trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký biên bản kiểm kê ngày 24-3-2011 đính kèm vi bằng 73/2011 nêu trên nhưng cậu T.V.P đã không thực hiện lời cam kết trong vi bằng, từ chối lên mở ngăn tủ sắt để bàn giao lại tài sản cho cháu đi khai di sản.
 
Theo vi bằng số 75/2011/VB-TPLBT do Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh lập ngày 24-3-2011 đính kèm biên bản kiểm kê có sự chứng kiến, đồng ý và ký tên của cậu T.V.P, cậu T.L.K, cậu T.V.P, cậu H.X và cháu thì “Phương thức xử lý tài liệu, tài sản nói trên được áp dụng theo biên bản kiểm kê lập ngày 24-3-2011” (tức theo vi bằng 73/2011 nói trên).
  
Đến ngày 25-4-2011 là thời hạn cuối cùng trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký biên bản kiểm kê ngày 25-3-2011 đính kèm vi bằng 75/2011 nêu trên nhưng cậu T.V.P đã không đến Ngân hàng Sacombank nhằm thực hiện đúng thỏa thuận tại văn bản này.Việc cậu T.V.P không thực hiện cam kết nói trên đã được Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh ghi nhận trong vi bằng số 97/2011/VB-TPLBT, 100/2011/VB-TPLBT, 112/2011/VB-TPLBT và 127/2011/VB-TPLBT.
 
Cháu đã nhiều lần khẩn khoản cầu xin cậu T.V.P cùng cháu lên Ngân hàng Sacombank mở ngăn tủ sắt để cho cháu lấy giấy tờ đi khai di sản thừa kế và để lấy một số tiền trả cho những khoản còn thiếu trong việc xây mộ cho má cháu và trả cho những người làm công cho má cháu, để cháu có tiền đi học tiếp, hoàn thành việc học như mong muốn của má cháu nhưng cậu luôn từ chối.
 
Trong suốt hơn một năm vừa qua, cậu T.L.K, cậu T.V.P, cậu H.X và cậu T.V.P chưa từng đưa ra hoặc đề cập những chứng cứ chứng minh quyền của mình có trong khối di sản của má cháu để lại và đã từ chối nhiều đề nghị thương lượng của cháu. Và cũng trong suốt hơn một năm qua đó, nhiều lần, bằng cả nhắc miệng và bằng cả văn bản, cậu T.V.P yêu cầu cháu kiện các cậu ra tòa nếu muốn nhận lại tài sản nhưng cháu không muốn làm việc này, dù cậu P. có muốn.
 
Ngày 22 và 26-3-2012, hai hợp đồng thuê ngăn tủ sắt của Ngân hàng Sacombank nói trên đã lần lượt hết hạn, vào ngày 30-3-2012, trong buổi làm việc với ngân hàng này để giải quyết việc thanh lý hợp đồng đã quá hạn, một lần nữa, cháu đồng ý gia hạn thêm 30 ngày để cậu T.V.P tiếp tục đưa ra giấy tờ pháp lý có liên quan như cậu mong muốn nhưng cậu đã tuyên bố từ chối đề nghị này ngay cuộc họp.
 
Thưa các cậu,
 
Hợp đồng của chúng ta ký với Ngân hàng Sacombank là hợp đồng thuê ngăn tủ sắt để cất các tài liệu, tài sản của má cháu. Đó không phải là hợp đồng gửi Ngân hàng Sacombank để ngân hàng này giữ các tài liệu, tài sản do má cháu để lại. Sacombank đã đề nghị chúng ta thanh lý hợp đồng theo đúng quy định để lấy lại ngăn tủ sắt cho việc kinh doanh tiếp tục của họ.
 
Và cháu cùng với cậu T.V.P đã có mặt ở ngân hàng trong buổi họp chiều 30-5-2012 đó. Diễn biến cuối cùng của cuộc họp, cậu T.V.P đã không đồng ý lấy tài sản về, không đồng ý trả ngăn tủ sắt lại cho ngân hàng và cậu bỏ ra về. Sự việc này được lập vi bằng. Sau đó cháu đã thanh lý hợp đồng với ngân hàng và cam kết chịu trách nhiệm toàn bộ thay cho Sacombank nếu có bất kỳ tổn thất, thiệt hại hay chi phí bồi thường nào nếu có liên quan đến hợp đồng thuê ngăn tủ sắt.
 
Để giữ hòa khí trong gia đình, cháu xin được tạm gác lại việc cậu T.V.P thất hứa và không thực hiện cam kết được ghi nhận trong vi bằng số 73/2011/VB-TPLBT hơn một năm trước cũng như việc cậu nhiều lần ép cháu kiện ra tòa. Hiện tại cháu chỉ mong muốn gia đình mình hợp tác trên cơ sở pháp luật nhằm tìm một hướng giải quyết hợp tình, hợp lý cho những bất đồng quan điểm về thừa kế di sản đã tồn tại hơn một năm vừa qua.
 
Nay cháu, T.H.H.L, xin thông báo với cậu T.V.P và gia tộc về việc cháu rất sẵn sàng và vui lòng trao lại những tài sản trong di sản của má cháu nếu bất cứ người nào chứng minh được quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.
 
Trân trọng cảm ơn và kính chào các cậu.
Kính thư
 
Ông T.V.P khởi kiện Sacombank
 
Ngày 6/6, TAND quận 3 - TPHCM cho biết đã nhận được đơn khởi kiện của ông T.V.P. (em bà T.K.P, ngụ phường Hiệp Tân, quận Tân Phú-TPHCM) kiện Sacombank.
 
Theo nội dung đơn khởi kiện, ông P. yêu cầu tòa án can thiệp việc Sacombank đơn phương mở ngăn tủ sắt và giao cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của ông hoặc quyết định mở tủ sắt của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, nội dung đơn khởi kiện còn thể hiện ông P. nhờ tòa án can thiệp để ông tiếp tục gia hạn hợp đồng thuê ngăn tủ sắt.
 
Theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TPHCM), hiện tại khối tài sản 1.000 tỉ đồng này chưa xác định là của ai. Ông P. và cô L. đến thời điểm này đang có quyền chiếm hữu tài sản và đã giao lại quyền này bằng một hợp đồng gửi giữ tài sản với Sacombank.
 
Tức đã chuyển giao quyền chiếm giữ này sang Sacombank. Căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự, căn cứ theo hợp đồng thuê ngăn tủ sắt ký kết giữa cô L., ông P. và Sacombank thì việc ngân hàng đơn phương ra thông báo thanh lý hợp đồng căn cứ theo đề nghị của cô L. và xử lý ngăn tủ có thể có tài sản của ông P. gửi khi chưa được sự đồng ý và ký nhận của ông P. là “vi phạm quyền quản lý tài sản” của ông P. - một bên trong hợp đồng.
 
Theo điều 11, hợp đồng gửi giữ tài sản nêu trên - Điều khoản về gia hạn và thanh lý hợp đồng thì “Khi hết hạn hợp đồng thuê nếu bên B - ông P. có nhu cầu tiếp tục thuê ngăn tủ sắt của bên A - Sacombank thì hợp đồng được gia hạn” và điều 182 Bộ Luật Dân sự quy định về quyền chiếm hữu tài sản thì “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ và quản lý tài sản”.
 
Do đó, khi hết hạn hợp đồng mà ông P. có nhu cầu gia hạn hợp đồng thì Sacombank có nghĩa vụ gia hạn hợp đồng cho ông P. và việc chấm dứt hợp đồng là vi phạm quyền chiếm hữu mà cụ thể đó là quyền quản lý tài sản của ông P., dù ông P. chỉ là 1 trong 2 người của bên gửi yêu cầu Sacombank giữ. Trường hợp này, Sacombank có thể áp dụng điều 565 Bộ Luật Dân sự để buộc bên gửi phải thanh toán phần chi phí gửi phát sinh.
 
Ngoài ra, do chưa xác định khối tài sản này thuộc quyền sở hữu của ai nên khi giao toàn bộ cho cô L., sau này nếu tòa án ra bản án có hiệu lực pháp luật xác định có phần của ông P. hoặc những người khác trong gia tộc và cô L. làm thất thoát trong số tài sản sau khi được Sacombank giao lại thì thiệt hại này cũng có phần lỗi của Sacombank nên còn phải tính trách nhiệm bồi thường.
 
Như vậy, việc kiện Sacombank của ông P. là có cơ sở và có khả năng thắng kiện.

Theo Ph.Dũng
Người Lao động

Người đàn bà ngàn tỉ đi lên từ gian khó

Dù làm chủ khối tài sản khổng lồ nhưng bà T.K.P sống giản dị, ky cóp, ăn chay trường và hay làm từ thiện.
Rất nhiều nhà kho và sân bãi của bà T.K.P đang được cho thuê tại quận Tân Phú - TPHCM. 
Tìm đến căn nhà bà T.K.P (SN 1946, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú - TPHCM) từng sinh sống, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi dọc con đường trước căn biệt thự vườn có kiểu dáng cũ kỹ và phía đối diện khu vườn này là nhiều khu đất được xây nhà xưởng để cho thuê hoặc xây sân tennis, cầu lông… đều thuộc sở hữu của bà P.

Đi lên từ gian khó

Chúng tôi tìm gặp bà Đ., người từng theo bà T.K.P làm công cho lò bún hơn 30 năm, cũng là người gắn bó với bà P. lâu nhất so với những người làm công khác. Không vồn vã, với giọng đều đều, bà Đ. kể lại quá khứ của bà chủ T.K.P mà người dân nơi đây thường gọi là cô Năm.

“Năm 1978, cô Năm mở xưởng làm bún gạo khô mang nhãn hiệu Ông Thọ. Đây là nghề do cha mẹ cô truyền lại. Lúc đó, chị dâu cô Năm (quê ở Bến Tre) kêu tôi lên phụ việc. Tôi khăn gói lên TPHCM lúc hơn 15 tuổi và bắt đầu làm cho mẹ cô Năm, sau đó chuyển sang làm cho cô Năm đến năm 2004 thì cô Năm đóng cửa lò bún. Vợ chồng tôi chuyển sang bán trái cây, nước giải khát và vẫn được cho ở nhờ trong căn nhà nhỏ cất gần xưởng”.

Nói về lò bún, nơi khởi nghiệp của bà T.K.P, bà Đ. vẫn nhớ như in những ngày lao động vất vả của chủ và người làm công nơi đây. Bà Đ. nói lúc mới mở lò, làm bún rất cực, các công đoạn đều làm thủ công, không có máy sấy, phải phơi ngoài sân, bà P. mượn mấy miếng đất gần đó để phơi bún. Lò bún nhỏ, lợp bằng lá dừa, vỏn vẹn mấy chục mét vuông nhưng có mười mấy nhân công. Nhờ hàng bán rẻ nên đi được nhiều tỉnh.

Công việc ăn nên làm ra, sau này anh em bà P. cũng mở thêm lò bún. Bà P. làm ăn khấm khá, sống ky cóp, tiết kiệm, gom góp để dành tiền mua đất. Ban đầu mua một công, hai công rồi ba công… Cứ thế, đất bà mua được ngày càng nhiều, bà kinh doanh đất, từ miếng nhỏ sinh ra miếng lớn.

Thích làm việc thiện

Cũng theo bà Đ., khi lò bún đóng cửa, bà P. bắt đầu xây nhà xưởng cho thuê. Bà P. ăn ở hiền lành, sống giản dị. Bà ăn chay trường, rất kiêng khem, chỉ ăn rau, đậu, tương cà. Bà hay làm từ thiện và là mạnh thường quân lớn của tỉnh Tây Ninh (do mẹ bà quê ở Tây Ninh), bà lại theo đạo Cao Đài nên năm nào cũng gửi tiền về Tây Ninh làm từ thiện.

Ngoài tỉnh Tây Ninh, bà thường gửi tiền đến các tỉnh khác khi được kêu gọi hỗ trợ. “Ở đây, người ta biết đến cô Năm không chỉ bởi cô Năm ăn ở hiền lành, chất phác, sống khiêm tốn mà còn do cô tốt bụng, hay làm từ thiện” - bà Đ. kể lại.

Một số người hàng xóm của bà T.K.P khi được hỏi thăm cũng cho biết bà P. dù giàu có nhưng sống rất giản dị. Vì vậy khi bà mất, nhiều người rất thương tiếc. Trao đổi với chúng tôi, em gái bà P. nói những năm cuối đời, bà P. không kinh doanh, buôn bán gì mà chỉ dành thời gian đi chùa, làm phước, giúp đỡ người nghèo ở các vùng khó khăn. Lãnh đạo  phường nơi bà P. sinh sống cũng khẳng định bà thường hay ủng hộ quỹ dưỡng lão, quỹ vì người nghèo hay một số phong trào từ thiện mà phường phát động.

Riêng thông tin khối tài sản khổng lồ (khoảng 1.000 tỉ đồng) bà P. để lại, ông T.V.P (em trai bà P.) cho biết: “Sau khi báo đăng, gia đình có cuộc họp khẩn cấp bàn về những vấn đề liên quan. Theo đó, nếu cháu T.H.H.L (con nuôi bà P.) có ý định hiến tặng toàn bộ số tài sản cho quỹ từ thiện thì dòng tộc sẽ làm cam kết ủng hộ hết mình và không tranh chấp gì.

Ngược lại, gia đình sẽ tiếp tục làm rõ những vấn đề liên quan đồng thời sẽ nhờ tòa can thiệp. Trước tòa, chúng tôi sẽ chứng minh số bất động sản mà chị tôi đang đứng tên có phần hùn hạp của tất cả anh chị em và một phần tài sản không nhỏ của mẹ tôi”.
 

Rắc rối với khối tài sản khổng lồ

Liên quan đến khối tài sản trong két sắt được gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đến chiều 31/5, phía ngân hàng và khách hàng vẫn tiếp tục bàn bạc để đưa ra hướng xử lý. Trước đó, sau 3 giờ làm việc vào chiều 30/5, các bên vẫn không đạt được thỏa thuận. Như báo đã thông tin, sau khi bà P. mất, Văn phòng Thừa phát lại Bình Thạnh tiến hành lập vi bằng khối tài sản của bà P.

Sau đó, ông T.V.P (em trai bà P.) cùng người con nuôi là chị T.H.H.L thống nhất ký gửi tài sản trong két sắt tại Sacombank thời hạn đến cuối tháng 3/2012. Khi hết hạn ký gửi, chị L. muốn rút số tài sản này về nhưng ông P. lại không đồng ý vì ông cho rằng vụ việc đang còn tranh chấp, ông muốn gia hạn ký gửi để đợi hai người anh em ở Đức về giải quyết. Còn phía ngân hàng thì không muốn gia hạn.

Theo Thu Hồng - Phạm Dũng
Người Lao động

Làm sao lọt vào 'mắt xanh' nhà tuyển dụng?

Làm thế nào để lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Đây có lẽ là câu hỏi mà tất cả những ai đang tìm việc đều quan tâm.
Nhà tuyển dụng ít quan tâm bạn là ai mà chỉ muốn biết bạn làm được gì cho họ 
Được đào tạo bài bản, sở hữu nhiều bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn vậy nhưng không ít người vẫn gặp khó khăn trong khi tìm việc. Nếu bạn là một trong số đó thì sau đây là 3 nguyên tắc có thể giúp bạn xoay chuyển tình hình.

Làm thế nào để lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Đây có lẽ là câu hỏi mà tất cả những ai đang tìm việc đều quan tâm. Một số người chọn cách học thêm thật nhiều lớp học về nghiệp vụ và các kỹ năng mềm để có thể có một bản lý lịch ấn tượng. Số khác tích cực đi làm ở nhiều công ty khác nhau với mức lương “bèo” hòng tích góp kinh nghiệm để có cơ hội chứng minh mình không non nớt.

Nhưng liệu đây có phải những biện pháp tốt nhất để tăng cơ hội có việc? Đó có phải là điều các nhà tuyển dụng mong chờ? Theo chuyên gia George Bradt, người từng có thời gian làm quản lý tại Unilever, Procter & Gamble, Coca-Cola và hiện là CEO của công ty tư vấn nhân lực Power Information Network thì đây không phải giải pháp.

Thay vào đó ông Bradt đề xuất 3 nguyên tắc rất ngắn gọn và thực tế trong bài viết trên tạp chí uy tín Forbes:

1. Tìm hiểu kỹ đối tượng

Theo George Bradt, trước tiên bạn cần hiểu rõ công ty, tổ chức hay những người bạn đang muốn đầu quân là ai. Cần phải đào đủ sâu để hiểu rõ họ: cách họ cư xử ra sao, ra quyết định như thế nào, mối quan hệ giữa những người trong cơ quan, cảm nhận của họ về công ty của mình, những nguyên tắc ứng xử trong công ty và môi trường làm việc. Tóm lại là văn hóa của doanh nghiệp. Điều này là rất quan trọng bởi văn hóa là lợi thế cạnh tranh thực sự và bền vững nhất.

2. Tìm hiểu vấn đề của nhà tuyển dụng

“Bạn là người thế nào không quan trọng. Không ai quan tâm tới chuyện đó. Họ cũng sẽ không quan tâm đến việc bạn từng làm gì”, ông Bradt viết. “Không ai nửa đêm bật dậy và quyết định sẽ tuyển dụng bạn vì một sự thôi thúc không rõ ràng. Vậy họ quan tâm đến gì? Họ chỉ quan tâm đến chính họ, đến những vấn đề chưa có lời giải”.

Từ quan điểm đó, Bradt khuyên bạn hãy tìm hiểu xem vấn đề của công ty bạn muốn vào làm việc là gì và cá nhân nào trong công ty đó phải “nhức đầu” vì những vấn đề này nhất. Nếu làm được vậy bạn đã đi được 2/3 chặng đường để có một công việc như ý.

3. Hãy chứng tỏ mình là giải pháp tốt nhất

Sau khi đã thấu hiếu về văn hóa của công ty, biết được những khó khăn họ đang đối mặt, bước cuối cùng bạn cần thực hiện đó là chứng tỏ mình là giải pháp tốt nhất. Hãy trình bày xem bạn có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào để giúp nhà tuyển dụng hết “đau đầu”.

Hãy sẵn sàng để trả lời 3 câu hỏi then chốt và thực chất nhất trong mỗi cuộc phỏng vấn đó là: điểm mạnh của bạn là gì, vì sao bạn muốn vào làm tại đây và tại sao bạn là người phù hợp cho vị trí cần tuyển. Nhưng quan trọng nhất đó là hãy kể câu chuyện của bản thân theo cách có thể khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn chính là giải pháp cho vấn đề của họ.

Theo Thanh Tùng
Dân Trí/Forbes

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Plan Your Career Effectively

Career planning needs time and serious preparation as there are many important things to consider. How do you plan your career? What do you want to achieve in the next three or five years? Members of Anphabe.com had a discussion with Mr. Chris Harvey – CEO of VietnamWorks and Navigos Search to get best tips.

PLANNING & GOALS


The phrase “career planning” reminds me of something General Dwight D.Eisenhower said — “Plans are worthless, but planning very valuable!”
What Eisenhower meant was that even the best prepared plans cannot predict the future. Reality has a way of surprising us. But the act of planning, of thinking through what you want, is incredibly important. In my 20s I never in a million years planned to be CEO of a company in Vietnam. It just worked out that way.
If you’re deciding on a career for yourself, I suggest you start by looking inside yourself and at your history and seeing what excites you. We spend a lot of our time working. Life is very boring if you work at a job that you don’t enjoy, or that doesn’t stimulate you. So make some effort to discover what your passions are.
When you find what you enjoy, put your entire heart into it!

Career Planning
 
According to you, what is the most important one?

Goals are most important.
Imagine the life you want in one year or 3 years. Close your eyes and imagine you have what you want, right now. Describe that life — where you live, what job you have, how much money you make, everything. Imagine the steps that you took to get those things.
Now open your eyes and come back to the present. Write down your goals. Break the goals down into smaller goals that lead to the big goal. Then, underneath each smaller goal, list the actions you must take to achieve the smaller goals.
Then TAKE ACTION! Action is the biggest thing that separates successful people from unsuccessful people.

ACTION WITH YOUR PASSION



You’ve mentioned PASSION. It’s hard to identify a true passion with something we like. How to know what we’re really passionate about.

Your passions are already inside you. You just need to discover them.
One way to do that is to take a blank sheet of paper. Write down all your past jobs and activities. Think back to those times. Let your mind wander as you remember. Which activities gave you energy as you were doing them? Write down as many of those activities as you can, no matter how small. Look for patterns and themes. Those are clues to your passions.
I did this exercise many years ago. One activity I particularly enjoyed was volunteering to teach English and American citizenship to immigrants in Washington, DC after work one night each week. I remember that I’d usually be tired after a day of work. Sometimes I didn’t want to go teach. But as soon as I stepped into the classroom I felt amazing energy and excitement. The energy would stay with me for hours after class ended. It just made me feel good.
After doing the exercise, I realized that one of my passions is teaching and coaching people and watching them grow. My job as a manager of people gives me lots of opportunities to teach and develop others, which I love.
If you’re like me, you have multiple passions. After you discover your passions, try to find a job or career where you can use as many of your passions as possible.


 
It is said that we should do what we are passionate about, then money will come. But I do see many people follow their dreams, but can’t make a decent living with their passions.

If you can’t make a decent living with your passion, then you have no choice than to do some other work. But please do choose some other work that has at least SOME of your passion. You can still do your main passion on the side on your days off.
There are lots of stories of people who started with their passion on the side, then to their surprise it grew to a big business. You must take some risk in life to find your joy. Otherwise, what is the point in living?
As John Paul Jones (a famous person in American history) said: “It seems to be a law of nature, inflexible and inexorable, that those who will not risk cannot win”.

money or passion
 
How about choosing between money and passion?

I honestly don’t believe that you always have to choose between money and passion. I think you can have both. Passionate people love what they do, which makes them great at it (if they have some talent in that area as well).
Sometimes people will say that you *must* choose between money and passion if, say, your passion is to paint but no one will buy your paintings.
In this case there is no “correct” answer for this question. Everyone must answer it for themselves. It depends on your values or your circumstances in life. One way to clarify your answer might be “Can I imagine living like this the rest of my life?” If the answer is no, then you should change something.
I have a friend with a young family in Texas, USA. He’s an IT consultant making good money. But he hates his job. He hates the work. I’ve been encouraging him to work with his real passion, which is physical fitness and weight lifting. He is so passionate and knowledgeable in those areas. I think he would enjoy life more if he could bring his passions more into his life.

Your main focus should NOT be on money
 
The end in mind of many people when doing career planing would be: Being rich and have high position in a good company. How does this ultimate objective impact the way a person plan their career?

Ah, the age-old question — “What can I do to make a lot of money?” The easiest answer is “steal!”
Kidding aside, if you want to make a lot of money your main focus should not be on money. Yes – you heard me right. Your main focus should NOT be on money.
Money is important. I like money too. But focusing on money doesn’t make money come. You get paid a salary because you provide value to an employer (or provide value to customers if you own a business).
Instead of money, you should focus on how you can provide the most value to your employer or to your customers. If you provide a lot of value, they will be willing to pay you a lot of money in exchange for your value.
It’s important to choose a career or job that i) you enjoy doing, and ii) that you’re good at. Only if you’re passionate about your work and have a talent for it will you have the stamina and ability to do what it takes to create great value and get paid a high salary.
Also, I suggest you learn to negotiate your salary. Creating value is necessary, but it’s not enough. Knowing how to negotiate a salary will help you to capture more of the value you create. This article is one of the best I’ve ever read about salary negotiation: http://www.garyames.net
/5-artofnegoascandidate.htm

According to you, What should I do if the company cannot support my personal development plan?

It’s challenging to answer your question without more details. If you mean that the company does not have a career path for you, that’s ok. If you want to advance at that company, the way to do it is to take initiative and do jobs that you have not been asked to do. (Bosses love that!) Then, after you’ve been adding extra value and taking initiative, ask for a promotion or salary increase.
You might also ask your boss “How can I perform to make sure you get promoted?” I guarantee your boss will love that too. Then, when your boss is promoted, you get promoted to his job.
One thing that is VERY IMPORTANT in your career is your ability to ASK for what you want. Don’t ask, don’t get.

SUCCESSION PLANNING

Chris, do you think we can plan for an entrepreneur career? What should one do or learn to prepare for an entrepreneur career?
I think it’s tough to “plan” for an entrepreneur career. The only way you will really know if you want to be an entrepreneur is to try it. Entrepreneur life isn’t easy, and it isn’t for everyone.
On the other hand, entrepreneur life can have many rewards. The freedom to create is one of the biggest in my opinion.
My best advice to someone considering being an entrepreneur is to do it right away!


 
From an employer’s perspective, what do you think on the responsibility of employers about career development of their employees? How should they build the succession plan for the long – term development of the company?

I believe that employers have a responsibility to help their staff grow and develop. Note that I said “help.” Each person — not their employer — holds final responsibility for his or her own career development.
One of my main responsibilities as CEO is to help our people grow and develop their careers. I tell them this up front, and also tell them that in a few years they will be ready to move on to their next career step. that may be inside or outside the company.
People love it when you tell them that you want to help them grow. They love it even more when you take action!
I also have an idea for how long people will be in their jobs. When they’re ready to move on they tell me. They don’t hide it because I already created the expectation that they would move on to another company one day. I always try to structure teams so that when one person leaves another person can move up to take his or her place. People love it when they can advance. A company that promotes insiders before hiring outsiders is a company that wins greater loyalty from people.

Thank you for sharing with us!

QUẢN TRỊ ĐỘI NGŨ ĐA VĂN HÓA



Jacques  Ferrière - Ex-Chairman & CEO at Unilever Vietnam  

Làm thế nào để lãnh đạo một tập thể đa văn hóa?

Thành viên Mạng cộng đồng doanh nhân Anphabe.com trao đổi với ông Jacques Ferrière, nguyên Chủ tịch Unilever Việt Nam, từng điều hành tại Pháp, Úc, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kì và khu vực Trung Á nhiều năm, để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Những sai lầm thường thấy khi quản trị đa văn hóa là gì thưa ông?


Sai lầm lớn nhất là suy diễn về một đất nước, con người và văn hóa dựa trên thiên kiến cá nhân mà không ý thức được rằng mình đang suy diễn. Tệ hơn, nghĩ rằng văn hóa quốc gia hoặc của doanh nghiệp mình là thượng đẳng và duy nhất để định hướng các hành động và giá trị ở nước sở tại. Sự tự kiêu và thiếu hiểu biết văn hóa địa phương có thể tạo ra những sai lầm nghiêm trọng khi bạn đến một quốc gia mới hay giới thiệu những thương hiệu mới.
 

Làm sao để xác định các mâu thuẫn trong đội ngũ là do khác biệt văn hóa hay tính cách?

Thường thì mâu thuẫn nội bộ là do kết quả công việc kém. Còn có những lý do khác như thiếu truyền thông, thiếu tôn trọng, thiếu trách nhiệm, thiếu cam kết hay lãnh đạo yếu… Khi đó sự thiếu nhạy cảm về văn hóa và chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) thấp sẽ cộng hưởng và càng làm cho tình huống xấu đi.

Thử thách lớn nhất khi ông lãnh đạo một tập thể đa văn hóa là gì? 

Thử thách lớn nhất đối với tôi thực sự lại là ngôn ngữ. Mặc dù ngôn ngữ sử dụng phổ biến trong công ty là tiếng Anh nhưng liệu những từ ngữ giống nhau qua lăng kính của nhiều nền văn hóa khác nhau có thực sự cùng ý nghĩa? Những ngôn từ đó cũng có thể tác động đến cảm xúc theo cách rất khác nhau. Làm sao để xây dựng những “ngôn từ chung” cho tập thể, nhất là xoay quanh những hành động cụ thể,những quy ước chung về sự cam kết và trách nhiệm… Thử thách thường trực sẽ là :Ban lãnh đạo phải luôn đảm bảo mọi người đều có cùng cách hiểu và thực thi đúng chính sách và quy tắc ứng xử chung của công ty.

Những hoạt động nào có thể giúp gắn kết các thành viên đa văn hóa?

Nên tổ chức và tham gia vào các sự kiện văn hóa, xã hội phù hợp với văn hóa địa phương. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động xây dựng đội nhóm, tập trung chủ yếu vào ban lãnh đạo hay thêm các cấp quản lý thấp hơn tùy quy mô công ty. Trong những bối cảnh thân mật, khác với môi trường làm việc hàng ngày, các thành viên sẽ kết dễ dàng kết nối, tìm hiểu và chấp nhận sự khác biệt văn hóa để từ đó hiểu và tin tưởng nhau hơn; gia tăng chất lượng truyền thông và cam kết làm việc về sau.

Nhân viên Việt Nam hay có thói quen xì xầm về mức lương, theo ông, làm sao để sửa đổi việc này?

Cá nhân tôi không ủng hộ việc tiết lộ mức lương thưởng cụ thể của bất cứ ai nhưng thực ra việc xầm xì về lương có ở mọi nơi. Để hạn chế, theo tôi, các công ty nên công khai chính sách lương thưởng. Ở những doanh nghiệp có cơ cấu chặt chẽ, thang lương thưởng không nên là cái gì đó bí mật và cũng không nên là yếu tố gây ngạc nhiên cho mọi người.


 
Chúng ta có thể quản lý đa văn hóa bằng các chính sách và quy định chung như thế nào?
 
Phải đảm bảo mọi người cùng hiểu các từ ngữ, khái niệm, chính sách và quy định chung của công ty như nhau. Đây là những điều cốt yếu để truyền tải các giá trị văn hóa mới của doanh nghiệp, giúp mọi người thấm nhuần những giá trị đó, dù họ thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau. Có thể làm được điều này thông qua đối thoại, liên tục củng cố và lãnh đạo phải làm gương… Tôi tin tưởng rằng nghiêm túc thực thi các nguyên tắc và quy định, kèm theo thường xuyên đối thoại mang tính xây dựng sẽ có lợi cho tất cả mọi người trong tập thể.

Xin ông cho một người mới bắt đầu lãnh đạo một tập thể đa văn hóa một lời khuyên? 

Tìm hiểu văn hóa của các cá nhân qua lịch sử đất nước đó cũng như những quy ước chung, các giá trị và phong tục tập quán của nền văn hóa đó; quan trọng hơn là thấu hiểu các thông điệp ẩn sau những cử chỉ, hành vi, ứng xử của con người nơi đó! Rồi bạn sẽ thấy mình dần dần “thấm”, hiểu và chấp nhận những khác biệt văn hóa cũng như biết mình cần làm gì để cân bằng những khác biệt đó với các giá trị văn hóa doanh nghiệp – vốn không thể thỏa hiệp.

 Xin cảm ơn ông!

Chịu trách nhiệm cuộc đời mình

Đến và lưu lại TP.HCM trong hai ngày cuối năm 2011, tại buổi hội thảo “Nhân đôi hiệu năng công việc – Trở thành cá nhân và lãnh đạo kiệt xuất” do ITD Group và Anphabe.com tổ chức, diễn giả Brian Tracy đã dành cho doanh nhân Việt Nam những chia sẻ hết sức thiết thực. Trao đổi với Báo Doanh Nhân Sài Gòn, ông cho biết mình đặc biệt chú ý và cổ vũ thế hệ doanh nhân tương lai, những người mới khởi nghiệp.


Sự kiện: Nhân đôi hiệu năng công việc - Trở thành cá nhân và lãnh đạo kiệt xuất

Xuất phát bình đẳng

Bạn từ đâu đến không quan trọng. Vấn đề là bạn đang đi về đâu? Một cách bình đẳng, ai sinh ra cũng được ban tặng một món quà là thời gian.
Vì vậy, mỗi người nên coi mình là một thương gia, trao đổi thời gian để lấy những món hàng khác: tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, các mối quan hệ, các giá trị tích cực cho bản thân, gia đình và xã hội…
Thời gian sống của mỗi người chỉ có thể ngắn dần đi, tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng “đồng vốn thời gian” theo cách thông minh nhất, khiến nó sinh lợi nhiều nhất và nhanh nhất.
Cũng như việc leo thang, tay trái và chân trái chính là kiến thức; tay phải và chân phải tượng trưng cho kỹ năng. Muốn leo lên từng bậc thang, người ta chỉ có thể làm lần lượt: tay trái và chân trái, rồi đến tay phải và chân phải, hoặc ngược lại.
Sự phát triển của bản thân mỗi người cũng thế, phải liên tục phát triển kỹ năng và kiến thức để bổ trợ cho hành trình vươn đến những nấc thang thành công.
Rất nhiều người cho rằng, không dễ để đến được với thành công, nhất là đối với những người trẻ, xuất phát điểm chỉ là những con số không: không kinh nghiệm, không người đỡ đầu, không vốn liếng…
Tuy nhiên, hệ quả này chỉ xảy đến với những người thiếu cam kết, thiếu kỷ luật hoặc tìm lý do, vin vào hoàn cảnh để khỏa lấp sự thiếu sót của bản thân…
Mạnh dạn hành động chính là điểm tạo nên sự khác biệt giữa người thành công và người không thành công. Khi mạnh dạn hành động, bạn được ít nhất ba điều:
  • Thứ nhất, nhận được phản hồi nhiều hơn, dù khen hay chê cũng đều rất đáng để bạn học tập và rút kinh nghiệm.
  • Thứ hai, bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn nhờ các phản hồi nhiều chiều, bạn nhìn vấn đề theo nhiều góc độ hơn, kích thích bạn chủ động tìm nhiều giải pháp hơn.
  • Và cuối cùng, bạn sẽ tự tin hơn bởi khi có hành động, có trải nghiệm thất bại và thành công bạn mới càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong cách giải quyết vấn đề.
  • Sự kiện: Nhân đôi hiệu năng công việc - Trở thành cá nhân và lãnh đạo kiệt xuất
     
    Có kế hoạch rõ ràng

    Ai cũng có mục tiêu cao nhất là làm sao để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Công việc đầu tiên trong đời tôi là rửa chén, sau đó được nâng cấp lên rửa xe, rồi lau sàn nhà. Đến khi có vợ, rồi có con, vợ phân công tôi… rửa bình sữa cho con vì cô ấy không muốn tôi bị lụt nghề (Cười).
    Vợ chồng tôi không bao giờ nghe radio khi đang ở trên xe, mà chỉ trò chuyện với nhau. Tôi vẫn nhớ các con tôi tâm sự rằng, tôi dành cho chúng nhiều thời gian hơn so với ba mẹ của các bạn đồng trang lứa ở nơi chúng tôi sống, dù tôi đi đây đó quanh năm suốt tháng.
    Như vậy, điểm mấu chốt ở đây là mỗi người nên có kế hoạch rõ ràng về thời gian dành cho công việc và thời gian dành cho gia đình. Có nhiều bậc phụ huynh tuy ở gần con nhưng thay vì nói chuyện với chúng, họ lại đọc báo, xem tivi, sử dụng máy vi tính…
    Như thế không phải là dành thời gian cho con đúng cách, bởi khi cha mẹ không dành đủ thời gian cho con cái, có khả năng chúng sẽ lớn lên với một tâm hồn “dễ vỡ”, mặc cảm vì thiếu thốn tình thương của cha mẹ.
    Cuộc sống này rất khắc nghiệt. Và nó sẽ luôn khắc nghiệt như vậy, bất kể với bạn hay với tôi. Điều quan trọng là một khi đã chấp nhận thực tế này, bạn sẽ thấy dễ sống hơn vì bạn không còn quá đau khổ bởi cảm giác thất vọng hay bất công.
    Chính bạn là người quyết định cuộc sống của mình. Bạn của ngày hôm nay là kết quả của sự chọn lựa của bạn ngày hôm qua. Bạn hoàn toàn tự do trong việc chọn lựa hành động hay không hành động, tốt hay xấu. Nếu bạn muốn tương lai của mình khác đi, hãy hành động ngay từ hôm nay!
    Điều quan trọng nhất là các bạn trẻ có thể học bất cứ thứ gì cần học để trở thành người bạn muốn trở thành và đạt được những thứ bạn muốn. Thực tế có rất ít rào cản và hầu hết rào cản đều xuất phát từ chính bản thân bạn chứ không phải từ bên ngoài.
    Thế giới ngày càng cạnh tranh hơn và đừng mong đợi ai đó chịu trách nhiệm về cuộc đời bạn. Hãy xác định rõ đâu là đam mê của bản thân, lên kế hoạch cuộc đời ngay hôm nay, với những mục tiêu cụ thể và thực tế; đặt mình ở trạng thái kỷ luật nghiêm ngặt, cam kết thực hiện cho đến khi nào đạt được mục tiêu!
    Một khi làm việc với sự quyết tâm và cam kết cao nhất, bạn sẽ sớm thành công và gia nhập đội ngũ 10% những người thành công nhất trong xã hội.


    Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn
    BRIAN TRACY (P.Q ghi)

    NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÓ KHĂN


    “Khó khăn là cơ hội để bản lĩnh người lãnh đạo được thể hiện” – Henry Ford. Thành viên Mạng cộng đồng doanh nhân Anphabe.com giao lưu với chị Hà Thu Thanh – TGĐ Deloitte Việt Nam 

    Chị có bị áp lực tăng lương cho nhân viên theo mức lạm phát?

    Việc tăng lương thể hiện sự đánh giá đúng của lãnh đạo đối với nhân viên cũng như sự quan tâm tới đời sống của họ. Trong thời kỳ “bão giá”, lương tăng cũng cần chú ý đến yếu tố lạm phát. Tuy nhiên, tăng lương thường kỳ luôn tạo sức ép lớn đối với lãnh đạo; sức ép đó càng lớn hơn trong giai đoạn kinh tế phát triển chậm và bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao. Vì vậy, tôi luôn chọn nguyên tắc tăng lương theo tốc độ tăng trưởng công ty và mức độ cống hiến của từng nhân viên. Điều này không những công bằng, tạo động lực cho nhân viên làm việc tích cực mà còn loại bỏ sức ép tăng lương theo mức lạm phát và duy trì sự bền vững của lương như một công cụ khuyến khích nhân viên phát triển.

    Một nhân viên giỏi đòi tăng lương, nếu không sẽ nghỉ việc, chị sẽ làm gì?

    Tôi chưa gặp tình huống này nhưng nếu có, tôi sẽ lắng nghe lý do đòi tăng lương của người đó và phân tích theo 2 hướng: Thứ nhất, nếu thực sự đánh giá của công ty chưa đúng thì phải điều chỉnh thu nhập của nhân viên kịp thời bằng tăng thưởng, chứ không tăng lương. Thứ hai, nếu mức lương cho vị trí đó thấp hơn thị trường thì cần xem xét điều chỉnh lương cho cả nhân viên đó và các nhân viên ở vị trí tương tự. Đừng bao giờ giải quyết từng trường hợp cụ thể mà phá vỡ tính đồng nhất của hệ thống giữa các vị trí và các phòng ban.

    Chị làm sao để đảm bảo sức khỏe với một khối lượng công việc khổng lồ?

    Sức khỏe có lẽ là điều quý nhất đối với mỗi người. Đối với một nhà lãnh đạo, càng có nhiều việc thì càng cần rèn luyện sức khỏe. Tôi nâng cao sức khỏe thể chất bằng cách tập Yoga buổi sáng và đi bộ buổi tối. Khi rèn luyện sức khỏe thể chất thì tinh thần cũng được thư giãn. Cho nên, tôi coi trọng sức khỏe tinh thần hơn. Tôi có 3 bí quyết nhỏ sau đây:
    1. Hãy phân quyền nhiều nhất có thể, dành thời gian giám sát, hỗ trợ hơn là cái gì cũng làm trực tiếp;
    2. Luôn chia sẻ;
    3. Làm việc theo nhóm để có nhiều ý tưởng tốt và thực hiện nhanh hơn.

    Khi tức giận chị phản ứng như thế nào?

    Thực sự tôi là người nóng và trực tính. Và tôi chọn cách “nói luôn tại chỗ” nếu cảm thấy điều gì sai trái. Tuy đôi khi không tránh khỏi làm tổn thương người khác nhưng tôi đã nói thì sẽ KHÔNG bao giờ nhắc lại. Nhìn một cách tích cực thì mọi người sẽ luôn đọc được suy nghĩ thật của tôi để chấn chỉnh và “sự tức giận của mình sẽ giúp tôi luyện bản lĩnh của người khác để đối diện với cái sai” (cười)

    Phụ nữ đôi khi khó “tâm phục” sếp nữ. Chị xử lý khó khăn kiểu này thế nào?

    Dù là phụ nữ hay nam giới, nếu sếp không giỏi thì nhân viên khó “tâm phục khẩu phục”. Sếp nữ đôi khi quá cảm tính mà cảm xúc khi quá mạnh hoặc quá yếu thì đều không tốt. Nhân viên nữ cũng thường hay cảm tính, lúc tích cực thì dễ đồng cảm nhưng khi tiêu cực lại dễ mâu thuẫn. Khi cảm nhận được nhân viên nữ đang cảm tính quá, tôi sẽ đổi phương cách để mình tỉnh táo và mạnh mẽ hơn.

    Nhân viên mắc sai lầm, chị sẽ làm gì?

    Khi xem xét một sai lầm, hãy tìm hiểu sai lầm đó là do cách thức, kiến thức hay ý thức. Sai lầm do cách thức làm việc chưa đúng hay do thiếu kiến thức thì có thể khắc phục được. Tôi sẽ tư vấn riêng cho nhân viên để điều chỉnh cách làm, bổ sung kiến thức cho công việc hiệu quả. Nhưng tôi sẽ nổi giận và không chấp nhận những sai lầm do ý thức trách nhiệm hay cam kết kém. Đây là những sai lầm “chết người”, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn. Đó là những sai lầm thường làm tôi nổi giận. (cười)

    Chị có từng thất bại?

    Trong quan điểm của tôi, không có con người thất bại mà chỉ có sự việc thất bại. Nhưng sự việc chỉ có thể coi là thất bại nếu sau khi diễn ra bất thành ý mà mình lại không rút ra được kinh nghiệm gì. Vì thế tôi nghĩ rằng mình may mắn khi chưa gặp sự việc thất bại. (cười)

    Cuối cùng, xin chị hãy cho các thành viên Mạng cộng đồng doanh nhân Anphabe một lời khuyên khi đối mặt những tình huống khó khăn?

    Công việc cũng như cuộc sống luôn có khó khăn. Cách nhìn nhận khó khăn mới là quan trọng. Tôi chỉ có một câu “Bình tĩnh mà sáng suốt” (triết học Mác – Lênin) hay “Tâm tĩnh thì trí sáng” (Đức Phật). Mỗi người nên tìm cách giải quyết khó khăn với việc giải tỏa tinh thần trước, coi những khó khăn, trắc trở là tất yếu trong cuộc sống. Và theo đó, cố gắng biến những khó khăn lớn thành khó khăn vừa, coi khó khăn vừa chỉ là chuyện bình thường thì mình sẽ luôn có thêm sức mạnh để vượt qua!

    LÀM HAY PHẢI ĐI ĐÔI VỚI LÀM TỐT

    Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) không phải là một khái niệm quá xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiểu và thực thi CSR như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất? Thành viên mạng cộng đồng doanh nhân Anphabe.com cùng trao đổi với anh Lý Trường Chiến – Chủ tịch Trí Tri Group, một người dày dặn kinh nghiệm về CSR cũng như là đối tác tư vấn chiến lược CSR cho nhiều doanh nghiệp tại VN. 

    Chào anh! Anh nhận định như thế nào về các hoạt động CSR đang được triển khai ở VN?

    Một vài chương trình thực sự tốt. Vài chương trình khác quá phô trương. Lại có một số chương trình thiếu chiến lược và lãng phí tiền bạc cũng như không kiểm soát, đánh giá được. Những chương trình đó không hiệu quả và không đem đến tác động tích cực cho xã hội. 

    Các DN làm ăn phát đạt, tạo ra công ăn việc làm ổn định cho công nhân viên, đóng góp vào sự phát triển của thị trường xét ra chính là đã có đóng góp to lớn cho xã hội rồi. Vậy nếu nói trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì đó là trách nhiệm gì?

    Corporate Social Responsibility CSR hay Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm và là hoạt động của các công ty – tổ chức có định hướng phát triển vững bền qua sự cân bằng lợi nhuận, việc làm, sản phẩm đối với thị trường hay cộng đồng.
    Một cách hình dung khác, có thể xem Ngôi nhà doanh nghiệp sẽ vững bền khi được dựng trên 4 trụ cột chính là CEOS với ý nghĩa: C là Khách hàng (Customer, Client, Consumer), E là Nhân viên, bao gồm cả Tổng Giám đốc làm công ăn lương (Employee), O là chủ đầu tư cho doanh nghiệp (Owner) và S là xã hội hay cộng đồng mà doanh nghiệp hoạt động (bao gồm cả phần sản xuất hay tiêu thụ – Society – Social).
    Việc bạn nêu tức là ngôi nhà của bạn được dựng trên 3 trụ cột vì tạo ra sản phẩm bạn mới đáp ứng cho C, tạo công ăn việc làm và thu nhập tốt đáp ứng cho E, làm ăn phát đạt đáp ứng cho O nhưng ảnh hưởng xã hội và môi trường thì bạn chưa đáp ứng. 

    Thưa anh, nói là thực hiện trách nhiệm xã hội của DN nhưng một DN nhỏ lo duy trì kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động đã vất vả lắm rồi. Chắc chỉ có DN lớn, các tập đoàn đa quốc gia mới có khả năng làm những công tác này!

    Có điều cần chú ý là mọi công ty lớn đều từng là những công ty nhỏ, cũng như mọi vĩ nhân đều từng là trẻ em. Chính cách suy nghĩ, hành xử sẽ cho xã hội thấy doanh nghiệp lớn hay nhỏ.
    Và ít nhất doanh nghiệp mình còn nhỏ mình vẫn có thể làm những chương trình hoạt động CRS như vận động từ Ông bà chủ, Ban giám đốc đến nhân viên tham gia vệ sinh khu phố hàng tuần, vận động nhân viên không hút thuốc, không nói tục. Tổ chức mỗi quý (hay tháng) để toàn thể hay 1 nhóm (luân phiên) tham gia các hoạt động xã hội khắc phục các hệ quả xã hội hay môi trường từ hoạt động doanh nghiệp tạo ra hay thăm nom người già, người khuyết tật, trẻ em hiếu học,… đều là những việc có thể làm thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà không cần chờ đến khi mình phải trở thành công ty lớn, công ty đa quốc gia. 

    Vậy xác định ngân sách cho hoạt động CSR như thế nào? Nên coi đây là chi phí hay đầu tư?

    Đây là 1 câu hỏi khó! (Cười) Thực ra ngân sách cho hoạt động này trước tiên phụ thuộc vào viễn kiến, nhân cách của người quyết định về chi tiêu, đầu tư của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn không phải là ngân sách được bao nhiêu mà là có thể kêu gọi sự tham gia thật tình, đóng góp tích cực kiên trì của bao nhiêu người trong ban giám đốc, trong và ngoài công ty tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa và giá trị tích cực cho xã hội, nhằm tạo ra một xã hội phát triển hài hòa hơn, cân bằng hơn,… 



    Lý Trường Chiến – Chủ tịch Trí Tri Group

    Đo lường hiệu quả của hoạt động CSR bằng cách nào?

    Để đo hiệu quả phải xác lập được mục tiêu có đủ Tam Định (Định Tính, Định Lượng, Định Thời theo LTC) có chiến lược và kế hoạch hành động theo thời gian phù hợp. Đo bằng các phương pháp khảo sát, nghiên cứu, sống cùng để cảm nhận của đối tượng mục tiêu, đối tượng thụ hưởng và đối tượng tiếp nhận thông điệp, trước, trong và sau khi thực hiện các hoạt động này. Có rất nhiều chỉ số chuyên môn để đo, với trường hợp cụ thể chúng tôi sẽ có những tư vấn, hướng dẫn thích hợp. 

    Theo anh đâu là những ngộ nhận, sai lầm thường thấy khi áp dụng CSR?

    Sai lầm thứ nhất là lẫn lộn giữa CSR và quảng cáo, khuyến mại… Sai lầm thứ hai là nhân danh việc này để đánh bóng thương hiệu và giải quyết hàng tồn, hàng kém phẩm. Sai lầm thứ ba là truyền thông sai thông điệp và không đúng đối tượng.
    Sai lầm thứ tư là làm để đánh bóng chứ thiếu cái Tâm và thiếu Viễn kiến, thiếu Chiến lược. Sai lầm thứ năm là liên tục thay đổi và thiếu kiên định cho mục tiêu chiến lược. Sai lầm thứ sáu là việc mình cần làm lại đi thuê, việc mình cần thuê lại giành làm… Và còn nhiều sai lầm nữa. 

    Làm sao để phân biệt những hoạt động CSR “giả hiệu” với những nỗ lực thực sự nhằm đem đến những tác động tích cực đối với tất cả thành viên trong doanh nghiệp và cộng đồng xung quanh, thưa anh?

    Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nhân cách của nhà quản trị và đội ngũ cùng chiến lược của doanh nghiệp. Ở đây sẽ có 3 trường hợp:
    - Ruột không tốt nhưng đánh bóng
    - Có làm tốt có nói tốt và được ghi nhận
    - Có làm tốt, có nói tốt nhưng cách thể hiện thiếu chiều sâu, chưa phù hợp văn hóa nên bị hiểu lầm.
    Và trường hợp đặc biệt là gặp người khó tính, hoài nghi tất cả nên luôn nhìn thấy màu xám trong mọi hoạt động của xã hội.
    Việc này sẽ bàn được kỹ và tốt hơn trong những điều kiện và thông tin cụ thể.
    Vâng, xin cám ơn anh rất nhiều vì đã dành thời gian trò chuyện cùng thành viên Anphabe.com!

    Tham gia Anphabe.com ngay để cùng thảo luận với các Diễn giả và thành viên khác về các chủ đề thiết thực!

    Kinh nghiệm lớn nhất: Quản lý cảm xúc bản thân

    Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Việt Thanh, một trong những người Việt đầu tiên được Unilever cử ra nước ngoài làm quản lý cao cấp phụ trách khu vực châu Á, châu Phi và Trung Đông; “linh hồn” của cổng việc làm trên 1000 USD đầu tiên Caravat.com, và giờ đây tên tuổi gắn liền với Anphabe.com, mạng cộng đồng doanh nhân đang phát triển tại Việt Nam.


     
    Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc quốc tế cho tập đoàn lớn, sao chị không thích trở thành “người làm thuê số 1” mà lại chọn con đường tự mở doanh nghiệp riêng?

    Thực ra tôi đã chia sẻ câu chuyện này khá nhiều nên chỉ xin đúc kết lại bằng một chữ “Duyên”. Tôi không hề cho rằng làm thuê hay làm chủ việc nào tốt hơn mà đơn giản chỉ là chọn con đường nào phù hợp với tính cách và khả năng của mình hơn.
    Cuối năm 2007 khi về lại Việt Nam làm việc, đúng là có khá nhiều cơ hội cho tôi tại các vị trí quản lí cao cấp nhưng tôi đã chọn việc tham gia với một người bạn, vốn là sáng lập viên của Navigos Group, để thành lập Caravat.com.
    Suy nghĩ của tôi lúc đó khá đơn giản “Cơ hội khai mở một xu hướng mới là không nhiều và xứng đáng để theo đuổi. Nếu mình không dám vượt qua thử thách này bây giờ thì càng ngày sẽ càng khó thoát ra khỏi vùng an toàn của một người làm thuê cao cấp để thử nghiệm con đường của doanh nhân”.
    Sau hơn 3 năm hết mình với Caravat.com, tôi đã tự trả lời được câu hỏi mình muốn gì để quyết định tách ra thành lập Anphabe.com – Mạng cộng đồng dành cho các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam – với sứ mệnh kết nối các nhà lãnh đạo – kiến tạo cơ hội cho cộng đồng nhân sự cấp cao.

    Khởi nghiệp một doanh nghiệp nhỏ, yếu tố quan trọng nhất quyết định thành quả hiện nay của chị là gì?

    Tôi nghĩ đó là niềm tin vào chính mình. Còn nhớ những ngày mới chuyển từ một trong những công ty lớn nhất thế giới về lãnh đạo công ty nhỏ nhất thế giới (chỉ có 1 người là tôi) tại Caravat.com, suốt 4 tháng đầu, tôi chỉ cặm cụi nghiên cứu và “vẽ ra giấy” những ý tưởng mà thực tình rất xa lạ với những gì tôi đã được học và có kinh nghiệm trước đó.
    Những ngày 2 con nhỏ cùng ốm, mình thì “vật vã” không biết làm cách nào để biến những ý tưởng trên giấy thành hiện thực, tôi khóc và thấy thật cô đơn. Thế rồi dường như lúc nào cũng sẽ luôn có một giọng nói tự nhủ với tôi là “Cố lên, mình sẽ làm được”. Chính điều này đã từng bước giúp tôi vượt lên những áp lực tâm lý để tự tin hơn, tìm đến nhiều người có thể giúp đỡ mình hơn và tháo gỡ dần mỗi khó khăn.

    Từ quản lý “thuê” đến tự điều hành doanh nghiệp riêng với 20 nhân viên dưới quyền, theo chị cái khó nhất là gì?

    Như tôi đã chia sẻ niềm tin vào bản thân là cực kỳ quan trọng, vì thế khó khăn lớn nhất với tôi cũng là làm thế nào để luôn duy trì cách nghĩ và cách sống lạc quan mỗi ngày, hay nói cách khác là quản lý được cảm xúc của bản thân.
    Tôi tin rằng thái độ sống của mình không chỉ tác động lên những gì sẽ diễn ra trong cuộc đời mình mà còn tác động rất lớn đến những người xung quanh. Nhất là khi mình là “sếp”, mình đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thêm nguồn năng lượng giúp nhân viên làm việc tốt hơn, nhưng cũng có thể là nguyên nhân khiến họ cảm thấy mệt mỏi và giảm sút năng suất.
    Tôi rất thích cuốn “Chuyến Xe Năng Lượng” của Jon Gordon. Tôi học được từ sách là lòng nhiệt huyết và suy nghĩ tích cực có khả năng lan tỏa rất cao. Khi bạn vui vẻ cất tiếng cười, bạn mang lại niềm vui và năng lượng tích cực cho những người xung quanh. Tôi phấn đấu trở thành một “Sếp Năng Lượng” (Chief Energy Officer) để luôn sống và làm việc với tất cả lòng nhiệt huyết.


     
    Chị có thể kể một ví dụ mà việc quản lí cảm xúc này đã phát huy hiệu quả?

    Một vấn đề rất lớn của bất cứ doanh nghiệp nhỏ nào là thu hút và giữ chân người tài. Dù môi trường, chế độ và các yếu tố khác tốt đến đâu, thì một lúc nào đó những người giỏi cũng có nhu cầu tìm đến một “cái ao” lớn hơn. Đó là điều tất yếu trong con đường phát triển của mỗi cá nhân. Nhiều khi chỉ cần 1 thành viên chủ chốt này ra đi, doanh nghiệp nhỏ đã có thể lao đao và thậm chí còn có thể đứng trước nguy cơ phá sản.
    Khi mới bắt đầu con đường kinh doanh riêng, việc một ai đó bỏ mình ra đi có thể khiến tôi mất ăn mất ngủ một thời gian dài. Về sau tôi phát hiện ra rằng có rất nhiều điều mình lo sợ chỉ là những cái bẫy tâm lý, vì thế khi tập trung vượt qua sự sợ hãi của chính mình, tôi sẽ có thể thấu đáo tìm hiểu sự việc để có những quyết định sáng suốt và thậm chí còn hỗ trợ được cho những người ra đi.
    Trong lần chuyển việc gần đây nhất của một cộng sự quan trọng, tôi đã chuẩn bị rất thật tâm cho thay đổi lớn này. Người đi – người ở cùng rất mở lòng, bởi vậy sự bình an lan tỏa đến toàn công ty, không ai cảm thấy mất mát xáo trộn gì đáng kể mà những người ở lại đều cảm nhận đây là cơ hội phát triển mới cho chính họ.

    Chồng chị cũng là một lãnh đạo bận rộn. Vợ chồng chị sắp xếp thời gian cho nhau và cho gia đình như thế nào?

    Nhiều người cũng hỏi tôi như thế! (Cười). Thực ra tôi vẫn thu xếp được nhiều thời gian cho chồng và cho con đấy. Buổi sáng, chúng tôi cùng nhau đưa 2 con gái đi học (tại 2 trường khác nhau), sau đó tôi đưa chồng đến văn phòng anh ấy trước hoặc ngược lại chồng đưa tôi đến công ty. Từ khi các con đi học đến nay, vợ chồng tôi tự hào là gần như sáng nào các cháu cũng có đầy đủ cả bố và mẹ đưa đến trường.
    Sau giờ làm việc, vợ chồng tôi hay đi tập thể dục cùng nhau rồi về nhà ăn cơm và chia nhau mỗi người đọc sách, xem bài cho 1 bé. Cuối tuần là ngày của gia đình. Vợ chồng tôi rất coi trọng giá trị “cùng nhau” (Togetherness) nên hay bày ra nhiều hoạt động chung cho cả nhà như đi chợ, nấu ăn, cắm hoa, xem phim hay đi du lịch…

    Nguồn: Phụ Nữ Ngày Nay

    Khởi nghiệp: bắt đầu từ những “hạt cát”

    Sáng 10-3, khoảng 1.000 bạn trẻ đã tham dự chương trình hỗ trợ kỹ năng mềm thiết yếu cho người đang tìm việc. Trước đó, các bạn đã vượt qua vòng trắc nghiệm trực tuyến với 4.000 người tham gia.
    Chương trình do công ty tuyển dụng trực tuyến Vietnam Works tổ chức, với sự tham gia của diễn giả Vương Hữu Hùng, tổng giám đốc Công ty tư vấn và đào tạo bán hàng Fresh View; ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận; bà Nguyễn Thị Việt Thanh, giám đốc điều hành mạng cộng đồng doanh nhân Anphabe.com.

    “Lấy giấy bút ghi lại những điều cần phải làm”


    Thực hành cách bắt tay đúng với doanh nhân Vương Hữu Hùng

    Ông Vương Hữu Hùng với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới chia sẻ công thức thành công trong bước hoạch định: hiểu thế mạnh và đam mê của bản thân, xác định mục tiêu rõ ràng và nỗ lực hết mình. Theo ông, các bạn trẻ ngày nay dễ bị phân tâm vì có quá nhiều sự lựa chọn. Để giải quyết vấn đề này, ông nhấn mạnh cần thiết phải có chiến lược nghề nghiệp rõ ràng, bắt đầu bằng việc đưa ra những “ngã rẽ” nghề nghiệp dựa trên đam mê. Muốn xác định đúng đam mê, các bạn phải gạt bỏ các yếu tố kinh tế, xã hội, áp lực tài chính. Theo ông, chỉ khi đứng vững trước những ngã rẽ nghề nghiệp thì mới có sự đột phá thay đổi cuộc đời.
    Ông Hùng cũng chỉ ra những phương pháp để xác định đúng đam mê và loại trí thông minh đang sở hữu (ngôn ngữ, toán học, nghệ thuật…). Ông nhấn mạnh nhiều bạn trẻ định vị được bản thân nhưng vẫn thất bại vì không dám thay đổi và khả năng đương đầu với những khó khăn xảy ra trong những thời điểm mang tính bước ngoặt thấp. Mọi việc sẽ đơn giản hơn, thay vì ngồi uống cà phê và suy nghĩ thì “lấy giấy bút ghi lại những điều cần làm và làm quyết liệt”.

    Tự tin với “hạt cát”

    Các bạn trẻ tìm cơ hội việc làm bên lề bằng việc gặp trực tiếp ông Ngyễn Tuấn Quỳnh, phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận

    Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh thông qua việc chia sẻ những câu chuyện trong 15 năm ở vai trò tuyển dụng đã đưa ra phương pháp tiếp cận nhà tuyển dụng hiệu quả bằng hồ sơ và thư ngỏ. Ông nhấn mạnh với các bạn trẻ rằng: “Hồ sơ xin việc đẹp và chuyên nghiệp chỉ có thể là của người chuyên nghiệp, giàu nội lực”. Ông Quỳnh nhắc những bạn trẻ phải chăm chút từng chút hồ sơ xin việc và thư xin việc. Nhà tuyển dụng không quan tâm những hồ sơ viết sai chính tả và những hình thẻ chụp cẩu thả, tạm bợ.
    Ông nói: “Bằng những chi tiết nhỏ nhất phải khẳng định được cho nhà tuyển dụng biết tuyển dụng tôi là khoản đầu tư có lãi cho công ty”.
    Ngoài ra, ông Quỳnh đề cập đến việc xây dựng “giá trị gia tăng” của bản thân để có thể tiếp cận thị trường việc làm với những vị trí “béo bở” không được đăng tải trên các mẩu quảng cáo. “Giá trị gia tăng” ở đây bao gồm thái độ làm việc, các mối quan hệ trong ngành và tên tuổi được chăm chút từ những ngày đầu xuất hiện trên thị trường lao động.

    Bà Nguyễn Thị Việt Thanh, giám đốc điều hành mạng xã hội doanh nhân Anphabe.com, trao đổi với các bạn trẻ về những điều nhỏ như hạt cát

    Với phần nói chuyện của mình, bà Nguyễn Thị Việt Thanh giúp các bạn trẻ hiểu đúng về thương hiệu cá nhân và sự cần thiết. Theo bà Thanh, thương hiệu cá nhân không chỉ là hình ảnh bề ngoài mà bao gồm cả tính cách, tư cách và phong cách. Để xây dựng thương hiệu cá nhân cần có sự hấp dẫn, giá trị và khác biệt. Tuy nhiên, việc xây dựng 3 yếu tố này là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, trong đó có những điểm nhấn, ấn tượng ban đầu là điểm nhấn quan trọng. Ấn tượng ban đầu – dù được xác định chỉ trong 11 giây – nhưng có thể là mãi mãi. “Bạn không có cơ hội thứ hai để xây dựng ấn tượng ban đầu” – bà Việt Thanh khẳng định.

    Làm sao để có được phong thái tự tin trước những nhà tuyển dụng giàu kinh nghiệm và giỏi tạo áp lực?


    Bà Thanh nói đến “thế đứng khủng long” trước giờ phỏng vấn và hướng dẫn các bạn trẻ trải nghiệm. “Thế đứng khủng long” là cách gọi vui của việc đứng nhắm mắt và tưởng tượng mình đang có một cái đuôi to, trong đó chứa năng lực làm việc vô tận, tình yêu của gia đình người thân. “Em cảm thấy bớt run và tự tin hơn sau khi thực hành thế đứng này” – Đông, một sinh viên mới ra trường đang chờ việc, hào hứng kể lại trải nghiệm của mình. Đông bảo mình không thấy run dù đang đứng trước gần 1.000 người.

    Ai tự tin là mình bắt tay đúng cách?

    Bà Thanh đi bắt tay ngẫu nhiên với 5 người và đưa ra kết luận: quá ít người biết điều đơn giản nhưng quan trọng này. Ấn tượng ban đầu nằm ở cái bắt tay ban đầu. Bà Việt Thanh luôn nhấn mạnh khi hướng dẫn thực hành cách bắt tay: Lực nắm vừa phải, bàn tay không lạnh và ướt, gan bàn tay phải chạm vào nhau, không quá 3 giây, mắt nhìn nhẹ nhàng vào đối phương…

    Nên làm gì khi trao đổi danh thiếp?

    Bà Thanh chia sẻ: nhiều người vừa nhận được danh thiếp của đối tác, chưa xem qua đã nhét vội vào túi sau một cách thô thiển. Bà kể một lần bà hài lòng sau khi bắt tay một sinh viên thì nhận được danh thiếp rất đẹp của người này. Chiếc danh thiếp ấy ngoài những thông tin liên lạc cơ bản, ngay phần chức danh ghi dòng chữ: “Sinh viên”.
    Bà nói: “Để có một hộp danh thiếp chỉ mất 100.000 đồng, đó là giá quá rẻ để góp phần tạo nên sự tự tin”.

    MAI VINH – HẢI THI